Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
Công đoàn

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”

YẾN NHI
Tác giả: YẾN NHI
TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, năm nay đơn vị sẽ tiếp tục thúc đẩy lan tỏa và nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc. Sau thành công của các chương trình như cha mẹ, thầy cô thay đổi, chủ điểm của năm nay có thể sẽ là “hiệu trưởng thay đổi”.

Trong không khí ngày lễ khai giảng năm học mới của thầy và trò khắp cả nước, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam vẫn xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học này là hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong lao động nghề nghiệp bằng việc thúc đẩy, lan tỏa và nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc.

Tâm thế sẵn sàng cho năm học mới

TS Nguyễn Ngọc Ân cho rằng, giáo viên, những người lao động trong ngành Giáo dục đang trong một tâm thế rất sẵn sàng cho năm học mới với quyết tâm làm nghề tốt hơn và mong muốn đóng góp nhiều nhất có thể cho sự nghiệp giáo dục.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
Khai giảng tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám, TP Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Luận

Theo Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, việc đầu tiên các công đoàn nhà trường cần làm tốt đó là phải giúp giáo viên nắm vững chủ trương của Đảng, Nhà nước tới ngành Giáo dục mà cụ thể là tới giáo viên.

Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mới ban hành tháng 8/2024 khẳng định sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/1/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 29-NQ/TW, Nghị quyết Đại hội XIII và các nghị quyết khác của Đảng về giáo dục và đào tạo”, TS Nguyễn Ngọc Ân nhấn mạnh.

Thủ lĩnh Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng, tất cả giáo viên và người lao động trong ngành Giáo dục phải xác định con đường đi của ngành đang có những thành công và nhiệm vụ tiếp theo của mình là yên tâm, vững vàng trong công việc để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đổi mới trong thời gian tới.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
Khai giảng tại Trường Tiểu học Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Ảnh: ĐVCC

Bên cạnh đó, công đoàn trong ngành cũng cần phải quán triệt và chia sẻ thông tin sâu rộng với người lao động và giáo viên cả nước rằng lương và bậc lương của nhà giáo sẽ là xếp thứ hạng cao nhất trong thang bảng lương của hành chính sự nghiệp; tiếp tục duy trì chế độ phụ cấp phù hợp theo quy định.

“Đây là những thông tin hết sức quan trọng để đầu năm học mới và cả trong năm học 2024-2025, cán bộ nhà giáo thông thoáng về mặt tư tưởng, vững tin vào sự nghiệp, yên tâm với sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước với mình”, TS Nguyễn Ngọc Ân nhấn mạnh.

Để đạt được mục tiêu chủ đề của năm học 2024-2025 là đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương, theo TS Nguyễn Ngọc Ân, ngành Giáo dục phải “can thiệp” để các cấp chính quyến thấu hiểu giáo viên. Từ đó, giáo viên nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, chia sẻ và cả sự cảm thông từ cộng đồng xã hội và các bậc phụ huynh.

“Ngành Giáo dục phải quan tâm đến những khó khăn từ nhiều chiều của giáo viên bởi vì họ là thành tố quyết định sự thành công của bất kể sự đổi mới nào của ngành. Chương trình học thay đổi, sách giáo khoa thay đổi, chỉ đạo có ban hành nhiều nhưng các nhà quản lý không đưa cho họ những công cụ để đối mặt với những khó khăn của đổi mới thì rất khó thành công”, TS Nguyễn Ngọc Ân khẳng định.

Thay đổi vì một trường học hạnh phúc

Dự báo năm học này sẽ đối mặt với những khó khăn của giai đoạn cuối đổi mới giáo dục phổ thông năm 2018, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị công đoàn các nhà trường sẽ có những giải pháp cụ thể tháo gỡ những khó khăn trong lao động nghề nghiệp; coi đây là phương pháp tốt nhất để giáo viên có thể cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, thực hiện theo đúng mong muốn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bức thư gửi ngành Giáo dục đầu năm học mới 2024-2025.

Theo TS Nguyễn Ngọc Ân, trong quá trình làm nghề, chỉ có tình yêu thôi là chưa đủ mà phải có sự thấu hiểu về nghề, đặc biệt là khả năng đối mặt với những thách thức từ chủ quan đến khách quan.

“Năm nay Công đoàn Giáo dục Việt Nam vẫn tiếp tục thúc đẩy lan tỏa và nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc. Chủ điểm của năm nay có thể là “hiệu trưởng thay đổi”, TS Nguyễn Ngọc Ân chia sẻ.

Theo TS Nguyễn Ngọc Ân, trường học hạnh phúc hướng tới việc hình thành các giá trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Trong đó, mỗi thành viên từ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh được nói lên suy nghĩ, có điều kiện đổi mới sáng tạo, phát huy hết các năng lực cá nhân.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”

TS Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc trong giai đoạn tới. Ảnh: Văn Quân

Ở môi trường này, từng thành viên đều cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, trường học như gia đình. Để làm được điều này, bản thân mỗi nhà trường, giáo viên và lãnh đạo quản lý đều phải thay đổi để tạo môi trường giáo dục khiến học sinh hạnh phúc.

“Khi thực hiện trường học hạnh phúc, giáo viên sẽ có những phương pháp biết tự mình vượt qua những khó khăn, biết mang lại những cảm xúc tích cực cho mình để ứng phó với những tình huống sư phạm ngày càng khó khăn, ngày càng phức tạp. Và từ đó họ cảm thấy hạnh phúc. Khi giáo viên hạnh phúc, họ muốn đến trường, muốn được khẳng định giá trị của bản thân, họ làm tốt công việc của mình kéo theo đó là nhà trường có kết quả cao, các em học sinh hạnh phúc”, TS Nguyễn Ngọc Ân nêu lý do về tầm quan trọng của việc lan tỏa, nhân rộng trường học hạnh phúc.

Từ những thành công rõ nét của chương trình trường học hạnh phúc mà Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai, TS Nguyễn Ngọc Ân nhắn nhủ: “Giáo viên phải biết tự làm cho mình hạnh phúc, vượt qua khó khăn, vui vẻ với công việc, vui vẻ với cuộc sống thành công tự khắc sẽ đến trong năm học mới”.

Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường? Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa ...

Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình ...

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu” Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm