![]() |
Nhóm bạn trẻ tình nguyện lắp đặt các chiếc phao cứu sinh lên cầu Long Biên. Ảnh: HÀ CƯƠNG (Báo Dân trí). |
Hà Văn Cương (24 tuổi, Lào Cai) là thành viên nhóm tình nguyện về bơi lội. Cương cùng nhóm của mình đang thực hiện dự án trang bị khoảng 300 phao cứu sinh trên tất cả các cây cầu bắc qua sông Hồng từ Lào Cai tới Thái Bình.
Ở Hà Nội, 6 cây cầu được trang bị phao gồm: Thăng Long, Nhật Tân, Chương Dương, Long Biên, Vĩnh Tuy, Thanh Trì. Ngay khi hình ảnh những chiếc phao được gắn lên thành cầu, cộng đồng lập tức xôn xao.
Đa phần, những ý kiến đều cảm thấy ủng hộ, biết ơn hành động mà nhóm tình nguyện của Cương đã làm. Song, dư luận cũng có nhiều ý kiến quan ngại vì tính khả thi của dự án. Vì những chiếc phao rất mỏng, những cây cầu vượt sông lại rất cao. Giả dụ, một ai đó sảy chân hoặc làm điều dại dột, những chiếc phao ném xuống tỉ lệ rơi trúng tay người dưới sông là không cao, kể cả dòng dây giữa dòng nước xiết.
Tất nhiên, đây chỉ là tính toán của các “chuyên gia bàn phím”. Cương chia sẻ trên Dân Trí: "Mục đích của việc lắp đặt phao cứu sinh này để gián tiếp giúp những người bị đuối nước, những người muốn cứu người đuối nước có phương tiện để cứu người. Đặc biệt, thời gian này đã vào mùa mưa lũ, có nhiều người không may gặp nạn trên sông và có cả những người mất niềm tin vào cuộc sống, suy nghĩ dại dột".
Ở đây có hai ý. Thứ nhất, mực nước nước sông Hồng mùa mưa lũ và mùa khô chênh lệch rất lớn. Khoảng cách độ cao đang tính toán với khoảng cách mùa mưa lũ đang tới vênh nhau rất nhiều. Người trên cầu hoàn toàn có thể ném phao giải cứu người bên dưới. Thứ hai, những chiếc phao còn hỗ trợ những người muốn cứu người. Họ có thể cứu người dễ dàng và an toàn hơn.
Chưa hết, giữa “mùa thất bát” của chứng khoán cũng như tiền ảo, những chiếc phao mang nhiều ý niệm biểu tượng. Nó nhắc nhở những người đang chán chường và tuyệt vọng rằng vẫn có người nghĩ tới họ. Rằng những bảng biểu “cắm đầu” đỏ lịm kia không phải là tất cả. Và ở đâu đó, họ vẫn còn lối ra, vẫn còn đó tình thương yêu của đồng loại dành cho họ.
Tôi nhớ câu chuyện của tôi với cựu Thượng tá CSGT Lê Đức Đoàn, người đã dành cả thập kỷ cứu hàng chục mạng người nhảy cầu Chương Dương. Ông Đoàn có chia sẻ, rằng việc cứu người có ý định quyên sinh, thành - bại chỉ tính bằng những tích tắc. Những tích tắc ấy không hẳn là nhanh tay, nhanh chân mà đa phần là yếu tố tâm lý. Ông Đoàn nhiều lần tận dụng thành công sát na (khoảng thời gian rất ngắn) ấy để cứu người, chỉ bằng những câu nói thức tỉnh những người đang đứng sát thành cầu.
Ví như chuyện một cô gái có ý định nhảy cầu đã chuẩn bị tất cả cho việc quyên sinh. Cô ấy cảnh báo mọi người không được lại gần, đến là cô sẽ nhảy. Cô lấn cấn cũng là chỉ cố chuẩn bị tâm lý cho một cú nhảy cuối cùng. Giây phút lấn cấn ấy, ông Đoàn tiến tới và nói: “Thôi, bố xin!”.
Ba từ ấy đã làm cô gái òa khóc với gương mặt thẫn thờ. Từ “bố” đã gợi nhắc tất cả những ân cần, những tình thương, những cánh tay của đồng loại vươn ra bao bọc và đỡ đần cô ấy trong phút yếu lòng. Cuộc giải cứu ấy đã thành công, chỉ với ba từ, ba từ có sức nặng ngàn cân.
Nhắc lại chuyện như vậy để thấy, trong phút sinh tử, những chiếc phao không chỉ có giá trị “cứu cánh” khi người ta gặp nạn. Chúng còn là lời nhắc, lời động viên, hay cả những cánh tay dang ra trong những khoảnh khắc khó khăn nhất của đời người. Chúng tồn tại như ba từ của ông Đoàn, như một biểu tượng của tình người rất thực tế mà không hề sáo rỗng.
Cám ơn Cương và những người trong nhóm tình nguyện của em. Hành động của các bạn mang đầy giá trị biểu đạt về một cộng đồng nhân văn, không bỏ quên ai, kể cả những người trong phút bồng bột vì thất thế.
Cộng đồng còn những hành động như thế, chúng ta nhất định sẽ cùng nhau đi qua “mùa đông” của thị trường, một cách bớt tổn thương nhất có thể.
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết: "Lắp phao trên những cây cầu: Lời nhắc về tình người" thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".
|
![]() Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta lại có thêm ngày nữa để yêu thương... Mỗi ngày yêu thương là mỗi ngày chúng ... |
![]() Covid-19 đã làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của tất cả người dân trên thế giới. Nhưng Covid-19 cũng đã làm cho mỗi chúng ... |
![]() Một cô gái đẹp Việt Nam đi thi Hoa hậu Quốc tế đoạt giải thì báo chí rầm rộ đưa tin, cộng đồng mạng phát ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
