![]() |
Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam vẫn chưa nhận được hết số tiền thưởng, dù đã vô địch SEA Games 30 được nửa tháng. Ảnh: N.K |
Đội tuyển bóng đá nữ đã lập chiến tích kỷ lục: HCV SEA Games lần thứ 6. Chiến tích này cũng giúp đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam vượt qua Thái Lan để trở thành đội tuyển nữ có thành tích nhất khu vực.
Và, hơn cả những trận thắng, những con số cơ học, SEA Games này là kỳ Đại hội Thể thao mà bóng đá nữ được quan tâm nhất. Người hâm mộ mang thức ăn từ quê nhà cho đội tuyển, lấp kín khán đài như các cô gái ao ước.
Chiếc HCV này cũng đưa đội tuyển bóng đá nữ lập 1 kỷ lục khác: kỷ lục tiền thưởng. Từ thân phận “bên lề”, bóng đá nữ năm nay được các "Mạnh Thường Quân" thưởng rất đậm tay sau chiến thắng bằng mồ hôi và máu ở trận chung kết với Thái Lan.
Con số tiền thưởng cho đội tuyển nữ được cập nhật lần cuối là 22 tỷ!
Con số này không là gì so với bóng đá nam mỗi lần đạt thành tích. Song, nó gửi gắm nhiều mong mỏi của các cô gái. Tuyết Dung muốn dùng tiền thưởng đó trả nợ cho bố mẹ tiền xây nhà. Một vài cầu thủ muốn mua căn chung cư để an cư.
Đặt vào bối cảnh thu nhập của các cầu thủ nữ, số tiền thưởng kỷ lục trên đã khiến nhiều tuyển thủ bớt chật vật với thứ nhàu nhĩ mà quan trọng, gọi là tiền. Và hơn cả, họ có thêm động lực trong việc theo đuổi đam mê quần đùi áo số.
Nhưng tính cho đến nay (nửa tháng) sau trận chung kết huy hoàng của các cô gái, số tiền được chuyển đến đội bóng đá nữ mới là...5,3 tỷ. Trong số này đa phần là tiền thưởng của Chính phủ, của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và tiền túi của trưởng đoàn bóng đá nữ Phan Thanh Hùng.
Các doanh nghiệp lớn nhỏ hứa thưởng vẫn bặt vô âm tín.
Duy có một bệnh viện tư nhân đã chuyển 100 triệu đồng cho VFF để chuyển tới đội tuyển nữ. Và, doanh nghiệp này cũng không quên tặng thêm sản phẩm là 28 voucher dịch vụ kim cương trị giá 70 triệu đồng. Gói dịch vụ này là: nâng mũi, cắt mí, phun môi và điêu khắc lông mày.
Thời hạn sử dụng của voucher này từ 16-12-2019 đến 16-1-2020 (1 tháng) và gói này chỉ dành cho các cầu thủ nữ, họ không được cho ai. Sau khi gặp phản ứng, bệnh viện đã nâng lên thành 6 tháng. Tuy nhiên với lịch tập hiện tại, rất khó để các cầu thủ có thể dùng gói “dịch vụ kim cương” kia.
Việc thưởng bằng sản phẩm dịch vụ này dấy lên những lo ngại về việc các 22 tỷ được hứa kia phần nhiều sẽ được quy đổi ra sản phẩm của các công ty. Trong đó các sản phẩm khó dùng hoặc các dịch vụ gần như không thể dùng. Nó cũng giống như câu chuyện thưởng Tết bằng sản phẩm công ty đang ồn ào những ngày qua.
Đáng nói, câu chuyện hứa lèo rồi… bùng trong việc treo thưởng các đội tuyển bóng đá không phải là mới. Đội tuyển bóng đá nam đã từng bị “xù” tương đối nhiều. Khi chiến thắng thì ai cũng vui, ai cũng muốn cắt nhanh miếng bánh chiến quả để kiếm lợi PR một chút. Song, lúc tàn cuộc, nhiều người tính toán lại và không thực hiện cam kết.
Điều này lặp lại “quen” tới mức, ngay khi gặp mặt 2 đội tuyển bóng đá, Thủ tướng đã “yêu cầu các cơ quan phải trao phần thưởng đến tận tay các cầu thủ, huấn luyện viên, không để xảy ra tiêu cực và không để tình trạng doanh nghiệp chỉ cam kết thưởng trên giấy” - theo Tiền Phong.
Hơn hai tuần đã trôi qua và còn vài tuần nữa là Tết, việc chuyển tiền chậm chạp đã khiến chính HLV Mai Đức Chung phải lên tiếng đòi quyền lợi cho cầu thủ của mình. Ông nhấn mạnh không đòi tiền vì cá nhân ông nhưng các cầu thủ cần được hành xử xứng đáng với những gì họ thể hiện trên sân và lời cam kết.
Một ông HLV vừa phải đi chợ cho cầu thủ, vừa phải tính toán đấu trí với đối thủ trên sân, nay lại phải đứng ra lên tiếng “hi vọng” Mạnh Thường Quân thưởng sớm cho các em các cháu cho kịp Tết.
Nghĩ cũng ngậm ngùi. Không phải riêng chuyện bóng đá nữ hay nền thể thao, đó là vấn đề xã hội. Người ta hứa rồi chậm hoặc “quên” mà không mảy may gợn khi những người họ từng yêu thương nay phải đứng ra kêu gọi họ. Và kỳ lạ là căn bệnh “con ma nhà họ Hứa” cứ lặp đi lặp lại từng năm, sau mỗi chiến tích vẻ vang của các đội tuyển trên sân.
Chẳng lẽ, sau mỗi lần đội tuyển vô địch, chúng ta lập một trang thông tin các doanh nghiệp hứa thưởng và cập nhật xem họ đã chuyển tiền chưa?
![]() “Đừng chỉ nhìn áo vest của doanh nhân, đằng sau đó là nước mắt” là câu nói ấn tượng nhiều suy ngẫm của một chuyên ... |
![]() Valera là cách tự tôi gọi âu yếm nàng Ekaterina Valerievna Kolmakova, vợ của Phạm Nhật Vũ, bị cáo vụ AVG. |
![]() Nợ xấu không phải là một vấn đề "mới lạ" đối với các ngân hàng hiện nay, nhưng làm sao để "an toàn" và khiến ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
