![]() |
Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Ảnh: Minh họa |
Không khó để bắt gặp những dòng title kiểu như: “Choáng với mức thưởng Tết “khủng” nhất của một DN tại TP.HCM: 3,5 tỷ đồng/người”; “Hà Nội thưởng Tết cao nhất 420 triệu đồng”… trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, những con số dùng để “giật title” chỉ là rất cá biệt ở phía thống kê cao nhất. Đọc nội dung bài viết và tìm hiểu sâu hơn từ những báo cáo thông kê phương án thưởng Tết của các địa phương sẽ thấy mức thưởng Tết thấp nhất ở Hà Nội là 315.000 đồng/người, thậm chí một doanh nghiệp ở Hải Phòng báo cáo mức thưởng Tết bình quân 30.000 đồng/người. Dù cho đây mới chỉ là thống kê của các địa phương trên cơ sở báo cáo dự kiến phương án thưởng Tết 2020 của các doanh nghiệp nhưng cũng cho thấy có những nơi thưởng Tết là một khoản “tưởng thưởng” thực sự, có nơi có lẽ là “thưởng cho có”.
Pháp luật hiện hành quy định “Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động”. Như vậy, thưởng Tết không phải là khoản người sử dụng lao động bắt buộc phải chi và người lao động đương nhiên được nhận. Nó phụ thuộc vào 3 yếu tố: (1) kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; (2) mức độ hoàn thành công việc của người lao động; và (3) là quyết định của chủ doanh nghiệp. Yếu tố thứ 3 đương nhiên là quan trọng nhất và phụ thuộc vào nhận định chủ quan của chủ doanh nghiệp. Nếu nhận định thưởng Tết là đòn bẩy để khích lệ người lao động gắn bó với doanh nghiệp, lao động với trách nhiệm và hiệu quả cao thì khoản thưởng Tết sẽ thực sự là “tưởng thưởng”.
Ngược lại, nếu nhận định thưởng Tết là một khoản chi bớt đi lợi nhuận sau một năm hoạt động, hoặc thậm chí là một gánh nặng không bắt buộc thì tất yếu sẽ có những khoản thưởng vừa bằng một bát phở bình dân cho cả một năm làm việc của người lao động, hoặc tệ hơn là không có thưởng.
Trao đổi với báo chí về vấn đề thưởng Tết năm 2020, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng: "Doanh nghiệp thưởng cao thì rất hoan nghênh, có những doanh nghiệp thưởng cho có thì không nên. Tâm lý của người lao động là “trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”. Tiền thưởng mang ý nghĩa rất sâu sắc…. Tiền thưởng Tết khả quan thì người lao động có động lực làm việc, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và tạo ra động lực phát triển cho nền kinh tế của đất nước”.
Có lẽ không thừa nếu cung cấp cho chủ doanh nghiệp một thông tin đáng chú ý khi cân nhắc quyết định phương án thưởng Tết năm 2020, một nghiên cứu độc lập của Vietnamwork vào cuối năm 2018 cho thấy có khoảng 82% người lao động sẽ có phản ứng nếu nhận được khoản thưởng Tết không như mong đợi, trong đó, 27% sẽ quyết định nhảy việc.
![]() Công nhân và người lao động tìm việc thông qua mạng xã hội là một xu thế trong thời đại internet. Hãy đảm bảo rằng ... |
![]() Dọc bờ kè An Lương (xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) cuối sông Thu Bồn đổ ra biển Cửa Đại hàng tấn rác ... |
![]() "Toang rồi, ông giáo ạ!" - Câu thoại gây sốt của nhóm 1977 Vlogs thoạt đầu nghe thật "thấm thía" với nhiều hiện tượng mạng ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
