Hạnh phúc khi được công đoàn hỗ trợ kinh phí lúc giãn việc |
Chị Nguyễn Diệu Linh, nhân viên Bộ phận Mua hàng, Công ty TNHH Việt Nam Diamond & Zebra Electric (Bắc Ninh) cho biết, hơn 2 năm trước, Công đoàn Công ty triển khai Chương trình "Chiếc tủ nghĩa tình". Chương trình kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty đóng góp đồ cũ để chia sẻ cho những người lao động (NLĐ) khó khăn.
Cụ thể, mọi người sẽ quyên góp sách vở cũ (khoảng tháng 7 đến hết tháng 8); quần áo mùa đông, đồ chơi, túi, mũ, đồ dùng thiết yếu không dùng đến (từ tháng 11 đến hết tháng 12).
“Bình thường, mọi người đến công ty mặc đồng phục thì ai cũng như ai, không có thời gian trò chuyện nhiều để hiểu về hoàn cảnh của nhau nên nhờ Chương trình này tôi mới biết, hóa ra có nhiều đồng nghiệp còn khó khăn đến vậy. Họ đi xin quần áo, đồ dùng cũ về tái sử dụng. Bởi vậy, khi Công đoàn phát động Chương trình này, tôi thấy rất ý nghĩa và tham gia ngay”, chị Linh bộc bạch.
![]() |
"Chiếc tủ nghĩa tình" - nơi chứa đựng tình đoàn kết, tương thân tương ái của NLĐ. Ảnh: CĐCC |
“Bình thường, chị có hay tham gia các hoạt động từ thiện không?”
“Không biết sao chứ tôi thấy tiếc những đồ cũ lắm nên có thói quen làm sạch và bọc lại cẩn thận, khi nào có ai cần thì tôi cho đi, hoặc quyên góp cho các tổ chức từ thiện”
“Vậy có Chương trình này thì tuyệt quá phải không chị?
“Đúng vậy! Nói là cũ vì đã qua sử dụng nhưng đa số quần áo, đồ chơi vẫn còn rất tốt nhưng các bé nhà tôi lớn nhanh quá nên không mặc vừa nữa, thậm chí có món đồ chưa kịp cũ đã cộc rồi, nếu bỏ đi thì rất tiếc. Trong khi đồng nghiệp của mình, có những người hoàn cảnh còn khó khăn, nên đối với tôi, được tham gia hoạt động này rất có ý nghĩa, vừa không lãng phí đồ của mình, vừa bảo vệ môi trường, lại có thể chia sẻ một phần khó khăn với người khác".
Mỗi khi có đồ mới, Ban Chấp hành Công đoàn sẽ đăng lên Fanpage của Công ty để mọi người có nhu cầu ra lấy đồ vào khung giờ quy định. Lúc đầu, Ban Chấp hành Công đoàn còn cử người giám sát, hỗ trợ việc này. Sau đó, mọi người bảo ban nhau tự giác, chỉ lấy những đồ mình sẽ dùng, không lấy dư thừa, để nhường cho những người khác. Mọi người ai cũng hào hứng, phấn khởi khi lựa chọn được những món đồ mình đang thiếu. Một số đoàn viên còn tâm sự với chị Linh, họ không chỉ đến lấy về cho gia đình nhỏ của mình mà còn lấy về cho họ hàng ở quê sử dụng nữa.
Người được nhận rất vui, người cho đi cũng vui không kém. Không riêng chị Linh, tất cả đoàn viên, NLĐ đều rất nhiệt tình hưởng ứng chương trình thiện nguyện này. Chính vì thế, "Chiếc tủ nghĩa tình" cứ vơi rồi lại đầy, không chỉ giá trị vật chất mà còn là tấm lòng sẻ chia, đùm bọc của những công nhân lao động dành cho nhau.
![]() |
Với chị Linh, hạnh phúc là khi được sẻ chia với những mảnh đời kém may mắn hơn mình. Ảnh: NVCC |
![]() “Hạnh phúc không ở đâu xa, hạnh phúc đôi khi thật gần và cũng thật giản đơn”! Nếu chỉ đưa ra khái niệm về hạnh ... |
![]() “Bố! Bố nhìn xem này! Con đã tự đứng và bước được 5 bước rồi…” tiếng cô con gái 7 tuổi reo vang qua Zalo, ... |
![]() Khác với mọi ngày, hôm nay chị Thúy tự thưởng cho mình một đoạn đường đi xe thật chậm để hít hà hương hoa sữa ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
