“Nhà tôi ba đời” sợ 'thần y'! Vì sao vẫn có nhiều người thiệt mạng do hỏa hoạn? Niềm tin tâm linh |
![]() |
Hàng phong lá đỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh sẽ được thay thế bằng cây bàng lá nhỏ. Ảnh: DT |
Cây xanh là vấn đề nhạy cảm với người dân Thủ đô. Nhất là trong thời điểm thành phố đang đô thị hóa chóng mặt, các tuyến đường được mở khắp nơi, chung cư cao tầng mọc khắp ngả thì cây xanh càng được quan tâm đặc biệt.
Nhưng trong câu chuyện phong lá đỏ, chúng ta cần sòng phẳng. Rằng 2 hàng cây trên được huy đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa chứ không phải tiền ngân sách. Đành rằng, tiền của ai mà cây hóa củi khô cũng đáng tiếc. Song ngay lúc quy hoạch trồng, 262 cây phong đã được nhấn mạnh là thí điểm, nếu thành công đẹp đẽ như những gì mong đợi thì nhân rộng.
Phàm đã là thí điểm thì sẽ có thành có bại. Và những người thực hiện đã nhận thức được điều này nên họ chỉ dùng nguồn xã hội hóa để thực hiện. Thêm nữa, 262 cây phong này nằm trong dự án 1 triệu cây xanh của Hà Nội. Dự án này, thành phố đã hoàn thành vào đầu năm 2019. Kinh phí để trồng 1 triệu cây này là 256 tỷ đồng từ ngân sách. Tới nay, Hà Nội đã trồng được tới hơn 1,5 triệu cây.
Tức là, hàng phong “thất thủ” kia là chi phí đầu tư có rủi ro 262/1.000.000 của những người thực hiện. Và thí điểm này dựa trên nguồn xã hội hóa. Nếu thành, Hà Nội sẽ có những tuyến phố phong đỏ rực. Còn bại thì như giờ đây, chúng ta sửa sai một cách công khai, đàng hoàng như bây giờ.
Nhiều người sẽ băn khoăn tại sao không trồng những cây đã được trồng hiệu quả ở thành phố mà phải phiêu lưu với phong và các loại mới? Hay nói cực đoan hơn là Hà Nội cứ trồng những cây như những gì người Pháp đã trồng thì gần như không có rủi ro? Nhưng cả trăm năm đã trôi qua, cấu trúc đô thị đã hoàn toàn khác. Hà Nội đã không còn là “cái làng lớn” như mô tả thời Pháp Thuộc. Quỹ đất đã eo hẹp hơn rất nhiều so với hồi Hồ Gươm còn nhìn như cái ao với tượng nữ thần tự do ở trên tháp rùa và xung quanh bờ Hồ toàn đất.
Hà Nội đã phải trồng những loại cây mới để đa dạng hơn, thích hợp hơn với bối cảnh hiện tại. Bởi chúng ta chẳng còn đất để trồng hàng sao chắc nịch, cao vút như Lò Đúc, hay những hàng xà cừ, hàng sấu thăm thẳm ở các tuyến phố trung tâm. Chúng ta không còn quỹ đất cũng như nguồn nắng khi đô thị đang vươn lên với những khối nhà cao chọc trời.
Lựa chọn của Hà Nội cho 120 tuyến phố cùng các công viên là phượng nhiều màu gối nhau, là cây ban, anh đào do người Nhật tặng và cả thử nghiệm phong lá đỏ… Và thất bại của hàng phong không phản ánh hết những nỗ lực trồng cây, cải thiện không gian trong thời gian qua. Hay đúng hơn, hàng cây chỉ là một góc tối giữa bức tranh lớn rực rỡ sắc màu của Hà Nội 12 mùa hoa.
Hàng đỏ hóa củi chính xác là lằn ranh của hai bờ yêu - ghét của người Hà Nội. Ai đã nhìn cả một chặng dài thành phố nỗ lực phủ cây và giờ đã có những thành quả nhất định thì thấy hàng phong thử nghiệm hỏng chỉ là một vết xước nhỏ của đại dự án. Còn những ai không thích thì sẽ thấy hàng phong hóa củi nhiều hình tượng hơn là những con số vừa nêu. Nó là biểu tượng của lãng phí và dại khờ.
Có lẽ, cả hai bờ yêu - ghét đều không sai, hay đúng hơn nó là hai mặt của một vấn đề. Mặt sau của sự quyết đoán, mạnh mẽ trồng cây rào rào là những thắc mắc vẫn còn bỏ ngỏ về mật độ cây quá dày, về thử nghiệm hàng phong bất thành, về kinh phí cắt tỉa, trồng cây…
Những câu hỏi ngỏ ấy cần thời gian trả lời. Niềm yêu ghét cũng không phải là bất biến theo thời gian. Chỉ có những hàng cây vẫn im lìm tỏa bóng mát cho người dân thành phố. Dù đằng sau nó là cái gì, thì chí ít, người dân cũng đang và sẽ được hưởng lợi từ những bóng cây ấy.
Và đó là thực tế bất biến giữa những yêu - ghét, thăng trầm của thời cuộc.
![]() Theo ông Phạm Quốc Trì - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH SEOJIN BẮC GIANG, Công đoàn cơ sở đã tích cực tham gia ... |
![]() Trong khi cuộc chiến giữa 'thần y' Võ Hoàng Yên và các “vị thần” khác vẫn chưa ngã ngũ thì “bãi chiến trường” của ... |
![]() Với gam tím than làm chủ đạo, đồng phục cán bộ, công nhân lao động Công ty Công ty CP Bia Sài Gòn – Nghệ ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
