Tôn sư trọng đạo Cúng dường nhằm được nọ được kia là tham Hùng Dũng gãy chân và “ác ý” bình thường |
![]() |
CLB Tình người đang gây xôn xao dư luận. Ảnh: S.H |
Theo phản ánh của Báo Đại Đoàn Kết, CLB Tình người với khẩu hiệu “cho đi là còn mãi” đã gieo rắc nỗi sợ hãi cho thành viên bằng những lập luận liên quan tới “vong”, “nghiệp chướng”. Đại thể, mọi bất hạnh, không như ý nào trong cuộc sống đều do “vong” phá, mỗi người có tới 60 - 70 vong theo. Đi kèm với đó là “nghiệp chướng” không phải chỉ do bản thân mỗi người mà còn bởi ông bà, tổ tiên…
Từ đó để kiếm tìm an lành, người tham gia cần “giải nghiệp” bằng việc “cho đi”. “Cho đi” ở đây là đóng góp tài sản cho tổ chức để tổ chức làm những việc thiện. Hay mua nước, mua những món đồ thờ do tổ chức “mua hộ”...
Trao đổi với báo chí, Thượng tọa Thích Nhật Từ chia sẻ thẳng thắn: “Về kinh tế gia đình thì bất cứ một gia đình nào có người tin vào tà phái, tà đạo thì đều dẫn đến sự xáo trộn. Gia đình đang yên ấm hạnh phúc, một hành động mê tín sẽ làm cho gia đình tranh chấp, cãi vã, ly tán, thậm chí là ly dị, tán gia bại sản.
Về phương diện nhận thức, khi một niềm tin sai lầm đã bị cấy vào trong bộ não của con người dưới hình thức hù dọa để tạo nên sự sợ hãi thì người ta bị chi phối rất lâu dài cho đến khi có nguồn thông tin đúng liên tục giải thích, chứng minh thì người ta mới tẩy não được, bằng không hậu quả nghiêm trọng đối với những người mê tín có thể kéo dài đến vài năm, chục năm thậm chí là một kiếp người. Đây là một điều đáng tội nghiệp đối với cộng đồng”.
Các lực lượng chức năng đã vào cuộc. Việc hoạt động của CLB Tình người sai đến đâu, xử lý thế nào... sẽ sớm được sáng tỏ. Tuy nhiên, cho tới lúc này, sự việc gợi cho chúng ta những nỗi chán chường về câu chuyện khác. Theo báo giới, cuốn “Pháp bảo” của CLB Tình người đã bán được 60 ngàn bản. Tức là, đã có hàng vạn người tham gia CLB trên bất chấp những tranh cãi suốt thời gian qua.
Điều này cũng giống như biển người rào rào xoa mình tượng, đút tiền vào tay Phật khiến thánh thần cũng choáng váng mỗi độ đầu xuân. Nó cũng giống như việc “cướp có văn hóa” ở các lễ hội, dâng sao giải hạn bất chấp các chuyên gia lên án sai giáo lý...
Hoặc câu chuyện cách đây vài năm ở Nghệ An, một con cá người dân đánh cá không thành. Sau đó, con cá nổi lên liên tục đúng vị trí ấy. Từ một lời đồn về việc con cá nổi lên, lặn xuống ấy, con cá bỗng được phong thành “cá thần”. Người dân khắp nơi tới tham quan, khấn vái. Dù địa phương tuyên truyền khản cả cổ rằng đó là một con cá chép bình thường.
Rất nhiều những ví dụ về việc người dân đang mang nhiều tổn thương tâm lý giữa xã hội hiện đại nhiều bất trắc. Họ muốn có một điều gì đó để tin. Họ có nhu cầu tâm linh chính đáng. Nhưng họ thiếu những người dẫn dắt họ tới những con đường diệt khổ đúng đắn. Họ đáng giận nhưng cũng đáng thương.
Sự khủng hoảng niềm tin dẫn tới cuồng tín, mê muội này từ lâu đã được các chuyên gia văn hóa dùng một cụm từ đau xót và ám ảnh: “Mồ côi tâm linh”.
Đó không phải là tất cả bức tranh tâm linh, tín ngưỡng. Nhưng điều này là một góc khuất cần soi chiếu và nhìn nhận nghiêm túc. Có xử lý được sự “mồ côi” ấy, những câu chuyện buồn về việc lợi dụng tâm linh để trục lợi mới không còn đất sống!
![]() Tôi, trong bài viết này, hoàn toàn không có ý định đánh giá ai đúng ai sai từ 2 phía cô giáo và nhà trường. ... |
![]() Chị Nguyễn Thị Hương cho biết, chị đã nhận tiền viện phí và tiền bồi dưỡng sức khỏe từ phía bà Nguyễn Thị Thu Hà ... |
![]() Ngày 26/03, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Diễn Châu tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
