![]() |
Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay đúng vào thời điểm cả nước đang thực hiện cách ly xã hội. Ảnh: TTXVN |
Không còn chiếc bánh chưng nặng 2 tấn. Không còn chai rượu 4000 lít. Không còn những lễ vật “siêu to khổng lồ” dâng lên vua Hùng ngày Giỗ Tổ. Cũng không còn cảnh già trẻ lớn bé bồng bế nhau gây cảnh “vỡ trận” ở Đền Hùng.
Năm nay, Giỗ Tổ thật đặc biệt, diễn ra đúng thời điểm cả nước đang thực hiện cách ly xã hội. Mọi hoạt động hội hè đều bị hủy. Thời điểm này cũng là lúc thử thách ngặt nghèo ý chí của Chính phủ và người dân cả nước trong công cuộc dập dịch.
Nếu vua Hùng nhìn thấy cảnh tượng này, hẳn ngài cũng xót xa. Vì trải qua bao nhiêu thiên tai địch họa, con dân ngài lại phải gồng mình trước đại dịch toàn cầu. Người khổ càng khổ, người giàu cũng lâm cảnh khó. Nhìn cảnh tượng phố xá dài dặc, heo hút có ai không chạnh lòng?
Song, nếu vua Hùng nhìn thấy cảnh này, ngài cũng không khỏi tự hào. Bởi năm nay, Giỗ Tổ không còn rình rang bởi những lễ vật “kỷ lục”. Mà nó là thời điểm con cháu ngài nhìn sâu hơn vào cái lõi của hai tiếng “đồng bào” mà nhận ra những giá trị đã kết nối họ cùng nhau trên đất này.
Trên đất này, cả ngàn năm lịch sử, người Việt đã không ngừng chiến đấu với các thế lực ngoại xâm hàng đầu thế giới để giữ vững cơ đồ.
Trên đất này, người Việt đã đổ không biết bao mồ hôi, nước mắt để “dắt dìu nhau về mũi Cà Mau”. Rất nhiều máu xương đã đổ để tấm bản đồ hình chữ S có thể thống nhất, liền một dải như ngày nay.
Trên đất này, bao thế hệ người Việt đã trồng ngô trên núi đá, rải hạt giữa đầm lầy để có thể sinh tồn giữa bao khó khăn chồng chất.
Và nay, trên đất này, cả trăm triệu người đang đồng lòng chống đại dịch. Năm nay, không có lễ vật hữu hình kỷ lục như mọi năm. Nhưng, con cháu dâng Vua Hùng một tình đoàn kết “kỷ lục” trong những năm gần đây. Tình đoàn kết ấy không phải ngẫu nhiên có. Nó chắt thành từ bao đắng cay, nước mắt của tiền nhân trước thiên tai, địch họa.
Nó được hữu hình bằng những chuyến bay đưa người dân từ khắp nơi trên thế giới về đất mẹ. Đó là những thùng mỳ dành cho nhau khi cơ nhỡ. Đó còn là từng tin nhắn 20 ngàn, từng mớ rau, cân gạo mà người dân vốn khó khăn chắt chiu, nhường nhịn nhau hay sớt chia cùng Chính phủ.
Cũng lâu rồi hai chữ “đồng bào” lại trở nên thiêng liêng đến vậy. Nó nhắc nhớ về cội nguồn. Và, hơn hết thảy, nó thể hiện cốt cách của dân tộc con Lạc cháu Hồng: mạnh mẽ, đoàn kết, nghĩa tình.
![]() Tính đến 7h sáng ngày 2/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 203 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 935.000 ca nhiễm virus corona chủng ... |
![]() Từ 0h ngày 2/4, các cửa hàng ăn uống bán qua mạng và bán mang đi tại Đà Nẵng đều phải tạm ngừng hoạt động ... |
![]() Nếu doanh nghiệp lâm vảo cảnh đình đốn, không có nguyên vật liệu sản xuất, không bán được sản phẩm, nợ nần chồng chất, không ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
