![]() |
Hình ảnh cháu bé bị người thân răn đe, giáo dục bằng cách trói vào thùng xe tại Bố Trạch, Quảng Bình |
Biện hộ cho những hành vi đánh đập, bạo hành con trẻ, phụ huynh và người lớn cứ hay dẫn câu “thương cho roi cho vọt”. Dường như họ không hiểu rằng đó chỉ là nghĩa bóng với cách dạy dỗ nghiêm khắc, rõ ràng và gương mẫu của người lớn chứ không phải là những trận đòn thừa sống thiếu chết; càng chẳng bao giờ là những trò bêu riếu, hạ nhục trẻ giữa đám đông và lấy luôn tự trọng của chúng giữa cười cợt, chỉ trỏ của thiên hạ.
Người lớn chúng ta sợ điều gì nhất? Chưa chắc là cú đá hay nắm đấm, cũng không hẳn là đau xót hoặc mất mát mà với rất nhiều vị, đó là dư luận. Đã có nhiều nhà bỏ xứ ra đi vì không chịu nổi điều tiếng người đời. Đã có những người tự sát do chẳng chấp nhận mãi lời ra tiếng vào cùng dị nghị dai dẳng không thôi. Không ít quan chức có thể nhận kỷ luật nhưng búa rìu dư luận đành phải đầu hàng.
Phụ huynh hãi hùng những điều ấy tại sao lại “tra tấn” con nhỏ như thế? Người lớn khó sống với tai tiếng thì cớ gì bắt trẻ phải chịu đựng xì xào mai sau? Lối “giáo dục” dã man ấy cần phải biến mất, tư duy “thương cho roi cho vọt” nên cho vào dĩ vãng.
Từng có những đứa trẻ bị xích tay giữa hè phố, em nhỏ bị đeo bảng bêu riếu ở hiệu sách hay vì một lỗi nhỏ mà chúng bị phơi mặt trên facebook, “diễu hành” trên truyền thông...
Đừng bảo rằng nóng giận nhất thời hay sơ suất chốc lát, đừng biện minh là vì thương nên muốn con ngoan ngoãn. Người lớn đã thất bại và sai lầm khi dùng đòn roi, nhục hình với trẻ em và điều ấy nên biến mất để nhường chỗ dần cho yêu thương thực sự, dạy dỗ đàng hoàng.
Chúng ta chẳng bao giờ chấp nhận mình là nạn nhân của những trò như vậy thì hãy ngăn cản, dù chỉ là một hành động nhỏ nhất khiến trẻ em tổn thương có khi cả quãng đời dài. Chúng không đáng nhận và không ai có quyền hành xử như thế, dù có là cha mẹ hay thân thuộc.
Tôi thích những lời thẳng thắn thế này: "Phạt bằng cách bêu xấu con cái trước thiên hạ như vậy sẽ làm tổn thương tinh thần của đứa trẻ. Đó là cách làm phản giáo dục và vi phạm pháp luật".
Tôi mong phụ huynh suy ngẫm những ý kiến: “Có lẽ khi xã hội phát triển chúng ta học nhiều thứ để theo kịp thời đại nhưng nhiều người lại hay quên đi cách học làm cha, làm mẹ. Trẻ em cần phải được bảo vệ trong mọi tình huống. Bêu xấu trẻ không có tác dụng răn đe mà có thể còn khiến trẻ có thể có những suy nghĩ, hành động tiêu cực”.
Trẻ em là tương lai và rất nhiều trường hợp sẽ là “bản sao” từ môi trường chúng đang sống, cách chúng được dạy dỗ ngày hôm nay.
Phụ huynh có muốn những đứa trẻ mang theo “vết sẹo” và tổn thương vì chính những người lẽ ra phải bảo bọc chúng? Tôi tin đại đa số không thích, vậy thì đừng để “giáo dục” tàn nhẫn lấn át những răn dạy yêu thương.
![]() |
![]() |
![]() |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
