Vụ việc tưởng như… xàm nhưng mức độ quan tâm và thảo luận căng thẳng về nó khơi gợi rất nhiều điều.
Cụ thể, một hot girl đời đầu đăng đàn tố chồng có quan hệ ngoài hôn nhân. Chồng cô là người nước ngoài và hiện, theo cô, anh đang chung sống như vợ chồng với người khác, dù cô và anh vẫn là vợ chồng hợp pháp trên giấy tờ.
Cũng theo cô, câu chuyện đã diễn ra trong thời gian dài. Chồng cô phần nào hỗ trợ tiền nuôi con. Giọt nước tràn ly xảy ra khi chồng cô bắt con chung của hai người ở với nhân tình. Với cô, điều này là không thể chấp nhận.
Cô cũng kể, ngay sau khi cô lên tiếng, các khoản tiền tháng hỗ trợ đã bị chặn. Dở khóc dở cười nhất, cô có một bài đăng thống thiết vì chồng đã cắt tài khoản Netflix của ba mẹ con.
![]() |
Ảnh chụp màn hình. Nguồn: IT |
Ngay sau hàng loạt bài đăng trên Facebook và clip trên Tik Tok, chồng cô cũng đăng đàn giải thích. Theo anh này, anh đã đề nghị ly hôn nhưng vợ anh không chấp thuận. Hai người đã ly thân và anh thừa nhận có quan hệ tình cảm với cô gái khác. Song, anh này tái khẳng định anh vẫn chu cấp đủ cho vợ con. Và vụ việc “bóc phốt” trên mạng xã hội của vợ anh đang gây phiền nhiễu rất nhiều tới đời sống cá nhân anh cũng như công việc, người thân…
Thẳng thắn mà nói, việc hai người vẫn trong mối quan hệ vợ chồng (dù chỉ trên giấy tờ), việc người chồng chung sống như vợ chồng với người khác là không thể chấp nhận được. Anh ta đã vi phạm luật hôn nhân và gia đình (nếu có đăng ký kết hôn ở Việt Nam) và đã vi phạm những giá trị đạo đức (ở bất cứ nền văn hóa nào).
Cái sai của anh ta không thể bào chữa bằng số tiền trăm triệu chu cấp hàng tháng. Cái sai của anh ta càng không thể lý giải bằng việc đòi ly hôn nhưng vợ không chấp thuận. Bởi anh có quyền đơn phương ly hôn để đảm bảo sự tự do, tránh những ràng buộc pháp lý hay quy chuẩn đạo đức.
Còn cô hot girl, sự việc cắt Netflix chỉ là một sự cố mang tính bột phát thành lố. Việc kêu gọi “giải cứu” hay “bóc phốt” chồng là việc cô ấy có quyền làm, bởi cô ấy chịu trách nhiệm trước pháp luật với những điều cô ấy nói. Cô ấy cũng có quyền tận dụng sự nổi tiếng của mình để tự cứu mình qua truyền thông.
Nhưng câu chuyện còn một thông điệp ẩn. Rằng cô ấy còn một quyền lớn hơn, giải quyết vấn đề căn cơ hơn, đó là ly hôn và giành quyền nuôi con. Vẫn biết, cô muốn tốt cho con mình, nhưng rõ ràng, một người đàn ông chỉ chu cấp tài chính, gia đình thường xuyên không có cả bố cả mẹ, việc “đăng xuất” mối quan hệ là điều nên được cân nhắc. Mọi ồn ào thị phi sẽ chấm dứt lập tức dưới ánh sáng của pháp luật, qua các phiên tòa.
Nhưng, điều tôi thấy lấn cấn nhất là câu chuyện, là những thảo luận xã hội cực kỳ căng thẳng và phiến diện diễn ra suốt một tuần qua quanh cuộc hôn nhân của hai người. Tất cả chúng ta đều chỉ nghe các phía với những góc nhìn có lợi cho bên mình. Tất cả chúng ta đều không liên quan tới câu chuyện gia đình họ. Tất cả chúng ta đều chỉ biết những điều họ muốn cho chúng ta biết. Và, tất cả chúng ta đều hướng về cái đúng theo ý chí của mình để mạt sát, phủ nhận “phe bên kia”.
Việc “hóng biến”, “hít drama” và phán xét với ngôn ngữ thù hằn dựa trên những thông tin ít ỏi được cung cấp dường như là văn hóa dùng mạng xã hội phổ biến. Một nguồn năng lượng quá lớn của chúng ta đã đổ vào những câu chuyện vô thưởng, vô phạt và đặc biệt là được thể hiện bởi những từ ngữ xỉ vả rất độc hại.
Mới nhất, một cô vợ lại tố một anh “hot Tiktoker” ngoại tình. Một “bộ phim bom tấn” mới lại ra mắt công chúng mạng. Liệu những cuộc thảo luận căng thẳng với ngôn ngữ hằn học lại bắt đầu?
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Chiều tối 10/10, Bộ Công thương phát thông tin khẳng định, hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng cửa tại TP.HCM, ... |
![]() Phức cảm nữ giới tạo ra các mâu thuẫn góp phần ngăn cản chúng ta trên con đường bình quyền nam - nữ. Mỗi năm, ... |
![]() Tiến sĩ Trần Anh Tuấn - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nói như thế và cho rằng con số gần 40.000 cán bộ, công ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
