Flex có thể được hiểu theo nhiều cách, như khoe xe sang, quần áo hàng hiệu, nhà cửa đẹp, thành tích học tập, công việc, tình yêu,… Flex cũng có thể được sử dụng để đùa vui khi ai đó vô tình hoặc cố ý thể hiện điều gì đó.
Trào lưu flex có thể mang lại cho người tham gia một số lợi ích, như tự tin hơn, giải tỏa stress, giao lưu kết bạn,… Tuy nhiên, nếu không biết điều tiết và sử dụng một cách phù hợp, flex cũng có thể gây ra nhiều tác hại cho bản thân và xã hội.
Việc khoe khoang không có gì mới. Từ ngàn đời các cụ đã có chuyện “lợn cưới áo mới” để chế giễu những người khoe khoang. Và thực tế, trào lưu flex ban đầu cũng để trào lộng nhiều hơn nghiêm túc. Song, dần dà, từ “flex” là vỏ bọc hoàn hảo cho những sự khoe mẽ mà không sợ bị đánh giá.
Càng ngày, càng nhiều hình ảnh vật chất cũng được khoe khoang khắp mạng xã hội. Quả thực, trong những ngày này, với những người “hóng trend” trên mạng thì đúng “flex là hơi thở”. Không đi đâu người ta không gặp những tấm hình khoe mẽ kèm một mảnh “áo giáp” để tránh bị phán xét mang tên flex.
Thực tế, việc phô trương không hẳn xấu. Kể cả việc cợt nhả, trào lộng một thói tật ở đời cũng là những điều thú vị. Song, với một trào lưu chảy trôi vô định, việc lộng giả thành chân, vui đùa hóa thật đang tạo ra những quan ngại.
Hậu quả của trào lưu này thấy rõ. Chúng gây ức chế, tổn thương cho người xem. Khi liên tục nhìn thấy những bài đăng khoe khoang của người khác, nhiều người có thể cảm thấy mình kém cỏi, thiếu may mắn hoặc không được hạnh phúc. Ngoài ra, nhiều người cũng có thể bị tổn thương khi bị so sánh hoặc chê bai vì không có điều gì để flex.
Trào lưu flex cũng gây mất lòng tin, xa lánh trong quan hệ. Vì lúc quá ham muốn flex để thu hút sự chú ý, nhiều người có thể sử dụng những cách không trung thực, như bịa đặt, thổi phồng, lấy cắp hoặc mượn của người khác. Điều này có thể làm mất lòng tin và tôn trọng của người xem, đặc biệt là những người quen biết hoặc thân thiết.
Ngoài ra, trào lưu khoe mẽ còn gây mất tập trung, lãng phí thời gian và tiền bạc. Bởi nghiện flex, nhiều người có thể dành quá nhiều thời gian và tiền bạc để tạo ra những bài đăng ấn tượng. Điều này có thể làm họ mất tập trung vào những việc quan trọng hơn, như học tập, công việc, gia đình,…
Về cơ bản, flex giễu cợt vui và vô hại. Nhưng ranh giới giữa trêu đùa và khoe mẽ gây tổn hại tới bản thân và người khác là vô cùng mong manh. Cá nhân người viết là người theo dõi mạng xã hội một thời gian rất dài, tôi hiểu những trào lưu như này luôn biến đổi, luôn không ngừng được người dùng “cấp nghĩa”, bổ sung nghĩa liên tục.
Giả dụ, sau khi coi flex là giễu cợt đùa vui, một nhóm sẽ trở nên khoe mẽ thật, nhóm khác lại trào lộng chính từ flex. Họ không đi khoe khoang thành tích bản thân hay hàng hiệu nữa, họ đi khoe cái cây mới trồng, đoạn đường họ mới chạy bộ hay đơn giản là khoe niềm hạnh phúc vì giúp một người cơ nhỡ.
Những điều đó, từ quan điểm của người viết, là ý nghĩa vô cùng. Và bởi những thứ xoay như chong chóng ngay trong một trào lưu mạng xã hội, điều tôi muốn nói không phải xét nét đánh giá rằng cái này nên, cái kia không.
Điều mà bài viết này muốn gửi gắm là người chơi vui cứ vui khi còn có thể nhưng hãy cảnh giác với những đường ranh mong manh có thể gây tổn hại tới bản thân và bạn bè.
Bạn cứ “flex tới hơi thở cuối cùng” nhưng đừng để ai đó vì bạn mà trút những đồng tiền cuối cùng chỉ để “flex”.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
