Theo ông Tuấn có “thôi việc” thì sẽ có “tuyển dụng”, “có anh ra thì lại có chị vào”, “có người rời đi thì sẽ có người gia nhập; không nên lo ngại thiếu người làm việc, mà hãy lo tại sao lại còn những người yếu năng lực, thiếu phẩm chất và tinh thần cống hiến phục vụ nhân dân trong cơ quan”. Lý giải rõ ràng hơn, ông Tuấn nhận định “Vừa qua, một số ý kiến đã gọi đó là “làn sóng nghỉ việc” khiến cho người nghe thấy hoang mang. Theo tôi cách gọi đó chưa chính xác, có tác động xấu và tạo sức ép lớn không chỉ đối với các cơ quan quản lý mà cả đối với mọi người.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: tuoitre.vn |
Gần đây không chỉ dư luận và truyền thông báo động hiện tượng “bỏ công sang tư” hay “rũ áo từ quan”. Lo lắng nhiều, lo ngại không ít và chính Bộ Nội vụ đã đề xuất tăng lương cùng chế độ đãi ngộ để giữ chân công chức. Nhưng liệu có tăng lương được 50 hay 100%, mức mà sống vẫn rất chật vật nếu chỉ từ lương ngay cả với cán bộ lãnh đạo? Tình hình hiện nay điều đó bất khả thì và nói như Tiến sĩ Tuấn thì nên chấp nhận trong “cơ chế thị trường”.
Tinh giản gọn ghẽ, trọng dụng người tâm huyết và thay đổi cách dùng người có năng lực, tạo môi trường để họ làm việc tốt, … có lẽ mới chính là căn cơ của việc trên. Suy cho cùng, nếu chỉ nghĩ đến thu nhập hay bổng lộc khi vào làm khu vực Nhà nước thì đó sẽ là nguồn gốc cho những hệ lụy sau này và tham nhũng là điều có thể đến sớm!
Kinh tế tư nhân phát triển, ngoài khu vực công có rất nhiều nơi làm việc lý tưởng và phát huy được khả năng thì họ ra nơi phù hợp tốt cho tất cả chứ sao lại ngăn cản rồi hạn chế? Mục đích dân giàu nước mạnh được đặt lên hàng đầu thì chỗ nào cũng đóng góp cho đất nước nếu họ thực sự có năng lực. Cứ khuyến khích họ đi khi gặp chỗ làm tốt hơn, phát triển mạnh hơn và mở rộng cửa để người khác vào như một sự cạnh tranh lành mạnh.
Cuối tháng 9, trước tình trạng nhân viên bệnh viện công ào ạt nghỉ việc, Phó Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Khắc Định nhìn nhận thế này: "Đó là do cơ chế chính sách, bệnh viện công sử dụng không tốt thì anh em chạy sang tư, vẫn đóng góp cho đất nước này, có chạy sang Tây đâu mà sợ. Mình phải sửa chính sách công để giữ các cán bộ. Ngay cả đơn vị hành chính nhà nước cũng thế". Góc nhìn ấy nên xem là cơ hội để các cơ quan quản lý soi và sửa mình trong việc tuyển dụng, đãi ngộ nhân viên. Nếu tốt lên họ sẽ tìm đến và ngược lại trước sau cũng bỏ đi và phải có “làn sóng nghỉ việc” để cảnh tỉnh tất cả.
Được một chân làm trong Nhà nước lâu nay cứ coi như “đặc ân” và càng lên cao nhiều khi bị hiểu là càng béo bở cho nên “làn sóng nghỉ việc” đang được “ngơ ngác ngỡ ngàng” nhìn như bất thường! Chuyện lẽ ra bình thường lại trở thành bất thường cũng là lúc không chỉ cơ quan quản lý mà cả người làm công ăn lương có dịp tốt để nhìn lại. Đâu cũng làm việc, chỗ nào cũng có thể phô diễn khả năng, cống hiến cho xã hội và nhận lại thu nhập xứng đáng. “Anh ra thì lại có chị vào” như một “hồ nước” luôn luân chuyển dòng chảy cho trong lành hơn!
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Không ở đâu thể hiện rõ những hậu quả của người dân sống trong vùng quy hoạch “treo” như ở phường Điện Dương, thị xã ... |
![]() 3.200 tỷ đồng nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) kéo dài nhiều năm đang khiến hơn 206.000 lao động lao đao nhưng cơ quan quản ... |
![]() Gần 50% mẫu rau, quả ở các chợ đầu mối TP.HCM có dư lượng hóa chất, hơn 40% mẫu hải sản chứa kim loại nặng, ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
