
Theo Kết luận 126/KL-TW năm 2025, Bộ Chính trị đã đề ra kế hoạch nghiên cứu và triển khai việc bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Quyết định số 73 do Bộ Nội vụ ban hành ngày 18/2 đề cập nội dung tiếp tục hướng dẫn đôn đốc 51 địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.
Việc bỏ cấp huyện sẽ dẫn đến tình trạng dôi dư cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Vậy, những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư sẽ được luân chuyển hay phải thôi việc... chế độ, chính sách được hưởng ra sao?
Điều 12 Nghị quyết 35/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 đã quy định các chính sách và chế độ dành cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị ảnh hưởng như sau:
1. Thực hiện bảo lưu các chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với những người được tiếp tục làm việc nhưng không giữ chức vụ trước đây cho đến hết nhiệm kỳ bầu cử (đối với những người giữ chức vụ do bầu cử) hoặc hết thời hạn bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý (đối với những người giữ chức vụ được bổ nhiệm).
2. Trường hợp thời hạn còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm dưới 6 tháng thì được bảo lưu tròn 6 tháng.
3. Sau khi hết thời hạn được bảo lưu thì lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) được thực hiện theo chức vụ, chức danh hiện giữ hoặc giải quyết nghỉ chế độ theo quy định.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tùy từng trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc hưởng các chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
Ngoài các chế độ, chính sách đã nêu, trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện là một chủ trương lớn, mang tính đột phá nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề dôi dư cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là một thách thức không nhỏ. Các chế độ, chính sách cho đối tượng này, trong đó chú trọng việc bảo lưu các quyền lợi hiện có trong một thời gian nhất định đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với những người bị ảnh hưởng bởi quá trình sắp xếp.
Mọi chế độ cần được giải quyết thấu đáo, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động, đồng thời duy trì sự ổn định chính trị - xã hội.
![]() Cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được hưởng chế ... |
![]() Ngày 3/3/2025, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Đảng ủy Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Xây ... |
![]() Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm ... |
Tin mới hơn

Công chức có thể được làm việc từ xa, nghỉ phép nhiều hơn để lo việc gia đình

Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178?

Nâng mức thanh toán khoán công tác phí theo tháng với cán bộ cấp xã
Tin tức khác

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức sau khi bỏ cấp huyện

Người thuộc nhóm đối tượng nào thì được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất?

Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào khi mất việc?

Tiền lương tháng để làm căn cứ tính hưởng chính sách sau sắp xếp như thế nào?

Cán bộ không chuyên trách được hưởng chính sách gì khi sáp nhập xã?
