![]() |
Công nhân tập trung tại công ty Lợi Tín vào buổi sáng 20-11 |
Tập trung tại công ty vào buổi sáng cùng ngày, chị Đ.T.N.A (28 tuổi, huyện Lập Thạch), công nhân làm ở bộ phận may (tổ 12, xưởng 3) có những triệu chứng ngộ độc (đầy bụng, buồn nôn...) vào ngày 14/11 cho biết, “Tình trạng công nhân ngừng việc tập thể xuất hiện từ tối ngày 14/11, tuy nhiên chỉ diễn ra trong phạm vi công đoạn công nhân bị ngộ độc (xưởng 3). Đến chiều 18/11 cho tới nay, do lo lắng khí độc lan tỏa và bị ảnh hưởng, toàn bộ công nhân với gần 4.000 người đã ngừng việc để yêu cầu công ty đối thoại về vụ việc”.
Chị A thông tin thêm, đến thời điểm hiện tại, công ty vẫn chưa có phản hồi nào về vấn đề mà các công nhân đã yêu cầu. “Lãnh đạo công ty chỉ động viên chúng tôi rằng, trong kia không còn vấn đề gì nữa, công nhân an tâm vào làm việc đi”, chị A chia sẻ.
![]() |
Công nhân bị ngộ độc được đưa đi cấp cứu ngày 18/11 |
Tuy nhiên, “Công nhân không đồng ý vì sự cố ngộ độc khiến hơn 100 công nhân phải nhập viện mà công ty chỉ giải quyết xong có một ngày (ngày 19/11). Do đó, công nhân yêu cầu công ty cho công nhân nghỉ việc 1 tuần để giải quyết, khắc phục sự cố này”, chị Đ.T.N (34 tuổi, huyện Lập Thạch), công nhân bị ảnh hưởng bởi sự cố ngộ độc cho biết.
Bên cạnh đó, sau khi khắc phục xong sự cố, phía công ty phải có câu trả lời rõ ràng đối với công nhân về nguyên nhân gây mất an toàn, vệ sinh lao động. Đồng thời phải có trợ cấp đối với những công nhân làm ở bộ phận độc hại (thường xuyên tiếp xúc và bị ảnh hưởng bởi các dung môi, hóa chất) và trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân. “Những công nhân làm việc ở những bộ phận độc hại không được công ty trang bị cho bất cứ một trang thiết bị bảo hộ lao động nào”, chị N thông tin.
Được biết, trước đó (từ ngày 14/11 đến ngày 18/11) tại công ty sản xuất giày da Lợi Tín đã xảy ra sự cố ngộ độc khí lạ khiến hơn 100 công nhân công ty này phải nhập viện điều trị. Sau sự cố (chiều 19/11), ông Nguyễn Hữu Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch cho biết, chính quyền địa phương đã yêu cầu công ty Lợi Tín tạm dừng hoạt động để các cơ quan chức năng của tỉnh, của huyện vào cuộc làm rõ nguyên nhân.
“Hiện tại, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã lấy mẫu không khí trong nhà máy gửi đến Viện Kỹ thuật hình sự Bộ Công an để giám định. Khi nào có kết quả chính thức sẽ công bố và khi đó cơ quan chức năng sẽ xác định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với những tổn thất về sức khỏe của người lao động trong những ngày vừa qua”, ông Tuấn chia sẻ.
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
