![]() |
Tàu điện Cát Linh "cứ chạy là lỗ" đã được các chuyên gia cảnh báo trước khi đi vào hoạt động. Ảnh: Tạp chí Lao động và Công đoàn. |
Ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Hanoi Metro từng khẳng định, việc đường sắt đô thị thu không đủ bù chi là "chuyện đương nhiên" và phổ biến trên thế giới. Ông tiết lộ ngay cả ngày đông khách kỷ lục như dịp 30/4 - 1/5 (53.000 khách/ngày), doanh thu bán vé của tàu điện Cát Linh - Hà Đông cũng chưa đủ để bù đắp chi phí vận hành!
Metro Cát Linh- Hà Đông lỗ dồn 160 tỷ không có gì lạ vì đơn tuyến như thế, hành khách chỉ lèo tèo như vậy, thu đủ để vận hành còn khó chứ mong gì lời. Hơn nữa vận tải hành khách công cộng kiểu này thì không riêng Việt Nam mà ở nhiều quốc gia, nhà nước không trợ giá lỗ sẽ chồng thêm lỗ. Trong khi đó bộ máy vận hành lại cồng kềnh. Không ít e ngại rồi Bến Thành - Suối Tiên ở TP. HCM cũng lâm vào cảnh trên.
Một trong ít nguyên nhân chính là đi cho biết thì được chứ dùng thường xuyên không hấp dẫn, sẽ vắng khách vì đi metro chỉ mỗi một tuyến như vậy không tiện. Còn đi gì để leo lên tàu hoặc xuống xong thì sao vẫn là chuyện dài chưa có lời đáp. Ai từng đi Cát Linh- Hà Đông, đa số cũng phải công nhận mát mẻ sạch sẽ nhưng từ Hà Đông đến Cát Linh rồi sao nữa? Hay tuyến Bến Thành - Suối Tiên, chẳng hạn đi bộ ra ga metro có nơi hơn 2 cây số, trời nắng nóng thế này thì mấy ai chịu nổi? Sau đó leo lên đến Bến Thành rồi tiếp theo làm gì để đến nơi cần?
Bất tiện như vậy nên người ta rồi cũng sẽ chọn xe máy, xe ô tô cho lành và nhanh. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu tàu điện Cát Linh chỉ chạy một mình, không thể hiệu quả. Hiện nay, bình quân lượng khách đi tàu mỗi ngày chỉ đạt gần 30.000 lượt. Trong khi một tuyến xe buýt lớn cũng đạt khoảng 15.000 khách/ngày. Như vậy, tàu Cát Linh - Hà Đông chỉ đáp ứng được số "chuyến đi" bằng 2 tuyến buýt.
Nhiều bài viết từ lâu đã cho rõ rằng khi giao thông công cộng tiện lợi, hoàn chỉnh và dễ dàng tiếp cận thì chẳng mấy ai dại gì đẫm mình trong gió bụi, nắng nóng, chen chúc kẹt xe. Còn metro cứ một mình một tuyến, các tuyến khác chẳng biết bao giờ hoàn thành thì lỗ thế này chứ lỗ dồn hoặc dồn lỗ, lỗ dồn, dồn lỗ... gì đó 160 tỷ là còn ít!
Thời điểm khai trương tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Quyền cho biết, thành phố sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417 cây số. Nhưng đến nay Dự án Metro Nhổn - Ga Hà Nội đang lùi thời gian vận hành đến năm 2027. Dự án Metro số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi sau nhiều năm được Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) nghiên cứu đầu tư thì đến nay được bàn giao lại cho MRB. Tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vừa qua đội vốn từ 19.555 tỷ lên 35.679 tỷ đồng, trong khi vẫn chưa rõ ngày khởi công!
Ở TP. HCM, Bến Thành - Suối Tiên sau những lần tạm dừng vì thiếu tiền, dịch bệnh và sự cố thì cũng chỉ hy vọng đến đầu 2024, người dân có thể mua vé lên tàu. Còn các tuyến khác, không chỉ chậm tiến độ, chưa biết ngày nào xong mà còn đội vốn không nhỏ. Nếu Bến Thành - Suối Tiên cùng Cát Linh - Hà Đồng cứ “cô đơn” như thế từ năm này qua năm khác và hệ thống kết nối vẫn chỉ trên bàn họp thì số lỗ 160 tỷ kia có lẽ còn quá khiêm tốn!
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ còn lỗ dài…", bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan".
|
![]() Tổng mức đầu tư của dự án ban đầu là 8.770 tỷ đồng (tương đương gần 553 triệu USD); trong đó vốn vay tín dụng ... |
![]() Vậy là vào lúc 7h sáng nay 6/11, Bộ Giao thông Vận tải bàn giao Dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông cho Hà ... |
![]() Sau hơn 10 năm, cuối tuần vừa rồi, người dân Thủ đô hân hoan trải nghiệm tuyến đường sắt trên cao đầu tiên của thành ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
