![]() |
Thế Trung (THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế tại chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm nay. Ảnh: NT |
Ngày hôm nay,
Giới trẻ Nghệ An - Hà Tĩnh còn đang ngây ngất bởi một ‘Phan nhân” vừa giành vòng nguyệt quế trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Trần Thế Trung khi nhận tin chiến thắng đã thốt lên “ Chị ơi em làm được rồi”. Người chị của bạn đã mất, ở nơi rất xa chắc sẽ nghe được câu nói đó và chắc sẽ rất vui. Trên MXH Facebook biết bao câu truyện về học gạo ở trường chuyên Phan Bội Châu được kể lại. Có bạn còn tự hào vì đã học trên Trần Thế Trung 23 khóa.
4 cầu truyền hình phục vụ cho một chương trình hấp dẫn, đã kéo dài 18 năm của một kênh nhiều người xem vào bậc nhất. Hàng triệu người đón đợi trận chung kết của những tài năng trẻ.
Một câu chuyện rất truyền cảm hứng, nếu không nhiều báo ngay lập tức đưa lại con số: chỉ có 3/18 nhà vô địch trở về nước sau khi du học Úc.
Ba ngày trước,
Chúng tôi đến thăm Linh khi năm học mới vừa mới bắt đầu, nắng Thu rải vàng trên từng tàu lá chuối xanh non bên con ngõ nhỏ dẫn vào nhà em.
“Linh không còn mặc cảm đâu, con còn biết ‘cự cãi’ với các bạn đấy,” chị Nương khoe với khách. Với chị, niềm hạnh phúc đơn giản là khi cô con gái bé bỏng vốn chịu nhiều thiệt thòi khi bị khuyết tật bẩm sinh cả hai tay và một bên chân có thể sống vui vẻ, tự tin. Dù khuyết tật, con vẫn tự đứng trên đôi chân của mình. Thiếu hai bàn tay, con vẫn có thể dùng chân để viết chữ, dùng máy tính, thiết kế thời trang, tự dệt tương lai cho chính mình và truyền cảm hứng về nghị lực sống mạnh mẽ cho mọi người.
![]() |
Bên cạnh quà và học bổng của chương trình Anh hùng nhí, bé Linh còn nhận phần quà đặc biệt là bộ đồ chơi búp bê do các bạn nhỏ gửi tặng. (Ảnh: PV/Vietnam+) |
Nguyễn Như Linh (xã Thượng Lâm, Mỹ Đức, Hà Nội) là một trong số những nhân vật Anh hùng nhí trong chương trình Anh hùng nhí của Báo điện tử VN plus. Anh hùng nhí là một dự án đầy giá trị nhân văn, giới thiệu các em nhỏ dù chỉ ở trong độ tuổi thiếu nhi nhưng đã luôn nỗ lực để có cuộc sống tốt hơn cho chính mình và cho mọi người.
Viết về các em, chương trình không hướng tới kêu gọi lòng trắc ẩn, thương hại, mà muốn tôn vinh những giá trị tinh thần, giá trị sống tích cực mà các em đã mang tới cho những người xung quanh, cho cộng đồng, cho những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt như mình.(theo Phạm Mai VN+)
Có một điều đáng tiếc duy nhất là ít người được biết đến chương trình và hiện dự án tạm dừng để nạp thêm năng lượng.
Đôi khi tôi nghĩ con mình sẽ có anh hùng nào trong tâm trí. Thời chúng tôi là Kim Đồng, Lê Văn Tám, thầy giáo Nguyễn văn Ký...
Còn bây giờ với các bạn ấy là ai? Bạn Linh, bạn Trung liệu có ở trong bộ nhớ đến một tuần?
Hôm qua Cà phê tối đưa ý kiến: Hãy để mỗi người tự sống. Đúng là tự sống và tự kiếm thần tượng. Nhưng những người làm truyền thông có đưa được gợi ý gì cho họ? Các bậc cha mẹ có bao giờ gửi link cho con một câu chuyện về Anh hùng nhí?
Chúng ta đang không dành đủ thời lượng để tôn vinh những thần tượng cho người trẻ. Nhưng chúng ta lại luôn đưa ra câu hỏi tại sao. Tại sao họ lại thế này? Tại sao họ lại yêu thích cái kia?
Rồi chúng ta lại cuốn vào những điều chúng ta quan tâm. Trung thu sang năm hay Olympia sang năm lại hỏi lại những câu hỏi này. Cho đến một ngày bọn trẻ bảo, sao chúng ta không xây dựng thần tượng cho các cụ già về hưu?
Hết chuyện.
![]() Các ông các bà không thích sao Hàn không đồng nghĩa với việc các vị cợt nhả những người thích nó. |
![]() Trong khi Hội đồng thẩm định sách giáo khoa đánh giá các bản thảo "Công nghệ giáo dục" của Giáo sư Hồ Ngọc Đại không ... |
![]() Cô bé Ô Xin rửa chén thuê vừa trở thành bác sĩ Nam Phương, hai anh công an Đà Nẵng đến tận giường bệnh hoàn ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
