Cụ thể, chương trình Chung kết Đường lên đỉnh Olympia sáng nay đã diễn ra. 4 “nhà leo núi” trong trận chung kết năm nay là Vũ Bùi Đình Tùng (Trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng), Vũ Nguyên Sơn (Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam), Đặng Lê Nguyên Vũ (Trường THPT Bắc Duyên Hà, Thái Bình), Bùi Anh Đức (Trường THPT chuyên Sơn La, Sơn La).
![]() |
Đặng Lê Nguyên Vũ trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2022. Ảnh: thethaovanhoa.vn |
Cuộc thi đã diễn ra nghẹt thở ở hai câu hỏi cuối cùng. Theo đó, suốt từ khoảng giữa chương trình, Nguyên Vũ liên tiếp dẫn đầu. Đã có lúc, Nguyên Vũ chọn ngôi sao hi vọng với lý do đầy tự tin là “muốn thắng đẹp”.
Tuy nhiên, ở câu hỏi áp chót, Nguyên Sơn đã trả lời chính xác, giành 30 điểm. Sơn đang từ vị trí số 2, đã lên vị trí thứ nhất với 185 điểm (lúc này Nguyên Vũ đang có số điểm là 175). Câu hỏi cuối cùng, Nguyên Vũ giành được quyền trả lời. Khoảnh khắc đợi BTC công bố kết quả là thời gian cả trường quay nín lặng. Vũ cũng không giấu nổi những căng thẳng tột độ. Kết quả, Vũ đã trả lời chính xác, giành vòng nguyệt quế mạ vàng, kèm phần học bổng trị giá 40 ngàn USD.
Chung cuộc, Nguyên Vũ đứng thứ nhất với 205 điểm. Đứng thứ hai là Nguyên Sơn 185 điểm. Anh Đức đứng thứ ba với 75 điểm và đứng thứ tư là Đình Tùng 35 điểm.
Phải khẳng định, chiến thắng của Nguyên Vũ là thuyết phục và kịch tính. Song, Nguyên Sơn cũng xứng đáng là người về nhì vĩ đại bởi cậu học sinh trường Amsterdam đã đeo bám Vũ suốt hành trình “leo núi” đầy căng thẳng. Đồng thời, Sơn cũng đã suýt “bật ngược” thành công ở câu hỏi gần cuối.
Một chi tiết khác thú vị từ chương trình, quán quân Olympia năm nay, Nguyên Vũ, là học sinh duy nhất không đến từ trường chuyên như các thí sinh khác trong trận chung kết. Và việc một thí sinh “trường thường” đã cạnh tranh sòng phẳng và chiến thắng thuyết phục các học sinh “chuyên” cũng gợi mở nhiều suy ngẫm về giá trị của tố chất con người nhiều khi lớn hơn môi trường giáo dục.
Thú vị nhất, khi cả hội trường đang vỡ òa trước chiến thắng nghẹt thở của Nguyên Vũ, MC đã khép lại chương trình bằng lời nhắn nhủ: “Hơn 2 tiếng chương trình đã thể hiện bản lĩnh tài năng trí tuệ của thế hệ trẻ Việt Nam. Và chúng ta có niềm tin mãnh liệt rằng, những bạn trẻ này chắc chắn có khát vọng cống hiến, xây dựng đất nước, để giúp Việt Nam chúng ta trở nên hùng cường, thịnh vượng”.
Tại sao lời nhắn cuối cùng này đáng chú ý?
Vì theo thống kê năm 2019, 15/17 quán quân Olympia chưa về nước. Người ta đã từng ví von “Đường lên đỉnh Olympia” là cuộc thi tìm kiếm nhân tài cho… nước Úc (nơi nhiều quán quân du học và ở lại). Người ta đã từng tranh cãi rất nhiều về câu chuyện đãi ngộ, thu hút nhân tài nhân vụ việc này. Người ta cũng từng thể hiện rất nhiều ý kiến về việc ở nước ngoài có gọi là cống hiến cho Tổ quốc hay không.
Việc ở nước ngoài hay về là lựa chọn cá nhân của mỗi du học sinh. Việc cống hiến cho Tổ quốc theo cách nào cũng vậy. Không ai có quyền quyết định thay thế.
Nhưng những lời nhắn cuối của chương trình chung kết Đường lên đỉnh Olympia là ý nghĩa và cần thiết. Đó là lời nhắn nhủ tới những “nhà leo núi”, tới người sở hữu vòng nguyệt quế, và cả tới những khán giả về niềm tin vào thế hệ trẻ cũng như khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ.
Với cá nhân người viết, như vậy là đầy đủ cho một kỳ thi trí tuệ được học sinh cả nước hướng về.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Vụ việc hàng loạt chuỗi siêu thị bị phanh phui có nhập rau ở chợ đầu mối, rau không rõ nguồn gốc vào siêu thị ... |
![]() Câu chuyện về Thành phố Hồ Chí Minh, 5 năm qua, thí điểm chính sách thu hút nhân tài, đã thu hút 19 nhà khoa ... |
![]() Qũy xã hội hóa đang trở thành cái tên mỹ miều cho các khoản lạm thu hoặc bị các uyển ngữ “trên tinh thần tự ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
