Sự việc đầu tiên xảy ra ở Trường THCS Bình Chánh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Nội dung vụ việc gồm 3 đoạn clip bạo lực dài tới 9 phút ghi lại cảnh em Q. (học sinh lớp 7 của trường) bị một nhóm học sinh túm tóc, đánh tới tấp và bắt bò qua háng.
![]() |
2 clip bạo lực học đường gây chấn động mạng xã hội trong mấy ngày vừa qua. Ảnh: laodong.vn |
Q. hoàn toàn không có bất cứ hành động phản kháng nào. Q. khóc lóc, van xin nhưng những cú bạt tai, những cú đấm vẫn giáng liên tiếp vào đầu, ngực, lưng em. Cũng trong đoạn clip, Q. bị hành hung trong tiếng nhục mạ và rất nhiều tiếng cười đắc ý của học sinh tham gia đánh em cũng như những học sinh chứng kiến.
Phòng Giáo dục đã phải yêu cầu nhà trường cùng Công an xã tới làm việc với các em học sinh và phụ huynh của các em trong clip. Hiện tại, Q. đã vào viện khám thương tích và vụ việc chưa có hồi kết.
Một clip khác xảy ra ở Trường THCS Rạng Đông (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Một nam sinh đã đánh một nam sinh khác ở trong một hành lang giống khuôn viên trường. Nam sinh bị đánh hoàn toàn không hề có bất cứ phản kháng nào. Em cố dùng tay che những chỗ yếu hại trên cơ thể mặc những cú đấm, cú thúc cùi chỏ của bạn đang tấn công mình.
Đáng nói, cũng như vụ việc ở Quảng Ngãi, sự việc diễn ra dưới sự chứng kiến của nhiều học sinh khác trong trường. Và, đám đông học sinh quây quanh vụ ẩu đả đều nhiệt thành cổ vũ hành động bạo lực. Clip xuất hiện những tiếng cổ động của học sinh xung quanh như: "Đánh đi, đây đâu có camera đâu", "Đấm mạnh đi, đấm mạnh vào".
Và khi em nam sinh đánh bạn bỏ đi, nhóm học sinh chứng kiến đã reo hò kèm tiếng vỗ tay man dại như vừa chứng kiến một buổi chiếu phim, một vở kịch, một tiết mục văn nghệ, … Gần như mọi ánh nhìn đều bỏ mặc em học sinh vừa bị đánh thừa sống thiếu chết.
Vấn nạn bạo lực học đường là căn bệnh trầm kha của ngành Giáo dục. Có hàng vạn số liệu để chứng minh số lượng những vụ ẩu đả được ghi lại. Có hàng trăm clip xuất hiện hàng năm về tình cảnh học sinh bị đánh hội đồng. Có hàng ngàn lời phát biểu của những lực lượng chức năng lên án và kiên quyết vấn nạn này.
Và chắc chắn, có hàng triệu lời dặn dò của phụ huynh dành cho con mình khi đến trường để tránh con mình không là nạn nhân của vấn nạn trên. Chúng ta dặn con em khi bị đánh hoặc đe dọa đánh thì nên hành xử sao. Chúng ta nói với lũ nhỏ về việc không được đánh bạn. Thậm chí, không ít người, tự lập ra những kịch bản cho chính mình với cương vị phụ huynh sẽ làm thế nào nếu có đánh hoặc bị đánh ở trường.
Nhưng nếu xem hết 2 clip đang gây sốt hiện nay, ngoài những đòn thù khủng khiếp của lũ trẻ dành cho bạn, điều đáng sợ không kém là thái độ của những học sinh còn lại. Các em coi việc đánh nhau là bình thường và phấn khích. Các em cười khoái trá những cú bạt tai khốc liệt đang giáng vào mặt bạn. Các em thúc giục hãy đấm mạnh hơn, hò reo sau mỗi cú lên gối dập thẳng mặt bạn, …
Dường như, xem hai clip, chúng ta hình dung tới phim Đấu trường sinh tử (Fight Club). Nơi mà nắm đấm là lẽ phải, là sự cân bằng động giữa thế giới đầy áp lực và cỗi cằn. Và người trong hệ thống ấy tôn sùng nắm đấm, cổ vũ cho những nắm đấm.
Đó không bao giờ là hình ảnh đáng có của môi trường giáo dục nhân bản - mô hình mà bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng như toàn xã hội mong cầu. Những em học sinh cổ vũ không thể vô can trong câu chuyện các bạn đánh nhau.
Các em không được dạy hoặc không tin vào những lời dạy về việc thấy bạn bị đánh phải báo với những người thực thi công vụ trong trường. Các em đã không thực hiện hoặc không muốn thực hiện bất cứ điều gì để ngăn trở những vụ việc. Thậm chí, các em còn muốn vụ việc trở nên bạo lực hơn, “đã mắt” hơn qua những lời cổ vũ.
Điểm sáng duy nhất, trong clip em học sinh bị đánh ở Bình Chánh, khi tất cả những học sinh chứng kiến hò reo, vỗ tay, hướng mắt về em nam sinh đánh bạn như người hùng, một học sinh duy nhất đã tiến tới nạn nhân. Em hỏi han, đỡ bạn rồi an ủi trước khi đám đông giải tán.
Đáng ra, một vài học sinh ngổ ngáo phải được coi là trường hợp cá biệt thì trong clip, một học sinh biết thương và an ủi bạn mình lại trở thành duy nhất. Và về mặt ngôn từ, em học sinh mang trái tim nhân bản như chúng ta mong chờ kia, trong clip ấy, mới là cá biệt.
Câu hỏi đặt ra, chúng ta đã dặn hay dạy con mình nên làm gì khi thấy bạn (hoặc bất kỳ ai) bị đánh hay chưa? Hay chúng ta mới chỉ dặn cách để con em mình phòng vệ cho bản thân chứ không hề nhắc gì tới sự cần thiết của lẽ phải và bảo vệ lẽ phải?
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Phương Mai đã chuẩn bị tươm tất cho ngày Lễ tốt nghiệp đại học của mình. Sau 4 năm đợi chờ và dốc sức cho ... |
![]() Sau ngành Y, ở nhiều nơi và không ít cơ quan, ban bộ khác “báo động” việc công chức, viên chức nghỉ việc thì hôm ... |
![]() Ai cũng mong nhanh chóng tìm thấy 3 công nhân mất tích. Số phận của ba người này chưa biết sống chết thế nào, nhưng ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
