Đáng buồn, thành viên của các hội nhóm tẩy chay em trên mạng là những bạn bè đồng trang lứa. Nhiều người trong nhóm này vẫn gặp em ngày ngày trên lớp. Việc bị đánh là nỗi đau, niềm cay đắng lớn. Nhưng chịu lăng nhục ở trên mạng cũng gây tổn thương không kém.
Tệ bắt nạt trên mạng xuất phát từ những “du côn online”. Những tay du côn này không nhất thiết phải cơ bắp hay liều mạng dùng hung khí. Chúng chỉ cần một thứ duy nhất: xảo thuật dẫn dắt đám đông.
Xảo thuật này tinh vi những tóm gọn lại là chúng sẽ tập hợp những mặt trái, những điều không vừa mắt đám đông của nạn nhân. Rồi chúng cường điệu lên bằng những hình ảnh, thông tin cợt nhả, chế giễu. Khi đám đông hưởng ứng (đôi khi chỉ là giải trí cho vui), là lúc đám đông cũng góp phần tạo ra nội dung công kích nạn nhân.
Và khi ấy, những bài viết, những hình ảnh chế, những clip… thực sự có sức nặng ngang với những cú đấm, cú đá giáng vào tinh thần của nạn nhân. Họ bị cô lập và không có khả năng tự vệ. Việc “chỉ thở thôi cũng đáng ghét” khiến họ dần mất tự tin, khép kín và cuối cùng là trầm cảm, tuyệt vọng.
Theo cuộc khảo sát của UNICEF năm 2019, 21% thanh thiếu niên Việt Nam từng là nạn nhân của bắt nạt qua mạng và khoảng 75% trong số đó không hề tìm kiếm sự giúp đỡ.
Bởi, thực sự, các em biết tìm ai? Phụ huynh, nhà trường rất dễ mở những cuộc gặp, cuộc điều tra và hình phạt nghiêm khắc với nạn bạo lực học đường. Còn, chuyện bắt nạt trên mạng là những điều người lớn chưa từng trải qua và không hiểu hết được tính nghiêm trọng của nó.
Ngoài chuyện buồn của em học sinh ở Nghệ An, có vô vàn ví dụ về tính nghiêm trọng của vấn nạn này: Năm 2015, một nữ sinh 15 tuổi ở Đồng Nai bị tung clip nóng. Hàng vạn lời nói vô sỉ nhắm vào em. 2 ngày sau, em uống thuốc diệt cỏ tự tử. Năm 2018, một học sinh lớp 11 và một học sinh lớp 12 cũng tự tử vì bị bắt nạt trên mạng…
Mới nhất một học sinh lớp 5 ở Bạc Liêu bị đánh hội đồng. Clip về hành vi vũ nhục em cũng xuất hiện trên mạng. Các cơ quan chức năng nhanh chóng lên tiếng và kêu gọi chấn chỉnh. Nhưng, tất cả các mệnh lệnh chỉ đạo đều nhắm về bạo lực học đường. Việc “đạp” thêm nạn nhân bằng clip không được xem như một dạng bạo lực.
Cần nhớ, những hành động bạo lực học đường tồn tại trong ký ức nạn nhân và bạn đồng trang lứa một khoảng thời gian. Còn những thứ áp lực trên mạng là ký ức vĩnh cửu! Cái gì đã đăng lên mạng, cái đó tồn tại mãi mãi.
Dù những người quyền lực muốn xóa bỏ những hình ảnh không mong muốn mà người khác đăng tải cũng bất khả chứ đừng nói nội dung về các em học sinh. Khi clip, hình ảnh, nội dung đã lan truyền, đồng nghĩa với việc vô vàn bộ máy sao lưu sẽ “ghim” câu chuyện ấy lại đời đời kiếp kiếp.
Quay lại câu chuyện nữ sinh lớp 10 trường Chuyên Đại học Vinh, lực lượng chức năng đã và đang làm việc để câu chuyện sáng tỏ. Ai sai tới đâu sẽ bị xử lý đến đó. Song, câu chuyện để lại một bài học rất lớn không chỉ về bạo lực học đường mà cả thói bắt nạt trên mạng.
Ngành Giáo dục cũng như truyền thông nên xem vấn nạn trên là một ung nhọt nghiêm trọng không kém vấn đề bạo lực học đường. Chúng ta cần đặc biệt bảo vệ các em dưới 18 tuổi trên môi trường không gian mạng chứ không chỉ trên ghế nhà trường.
Các em học sinh vừa cần được hỗ trợ tinh thần khi là nạn nhân, vừa được chuẩn bị những kiến thức để tránh trở thành những thủ phạm trong vô thức. Bởi, một câu nói đùa tưởng chừng vô thưởng vô phạt được một ngàn người nói ra có thể là những “cú đấm” vào sức khỏe tinh thần, thậm chí tính mạng của bạn bè đồng trang lứa.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
