![]() |
Hạn mặn đã và đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long mỗi khi mùa khô về. Ảnh: T.P |
Nhìn tấm ảnh người nông dân quệt nước mặt trên cánh đồng nứt toác vì hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mới xót xa làm sao! Dịch bệnh sẽ qua đi nhưng chưa biết khi nào họ thôi phải chống chọi với vấn nạn đã gần chục năm này?
Tính đến nay đã có 5 tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn. Thủ tướng đã vào tận nơi, ngân khố đã trích ra 70 tỷ để hỗ trợ người dân và các địa phương đã khá nhiều kinh nghiệm từ các năm trước nhưng đến giờ vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nào để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh khi mùa khô về.
Đây là lời kể chua xót của nông dân Trần Thanh Liêm ở Trần Đề, Sóc Trăng: "Mỗi năm, thường ăn tết xong mới xuất hiện nước mặn. Đằng này, từ cuối tháng 11 nước mặn đã tràn về, đúng vào thời điểm 10 công lúa của tôi đang làm đòng nên cháy vàng, giảm năng suất gần 50%, mất lợi nhuận hơn 15 triệu đồng". Những người chân lấm tay bùn và lo lắng từng ngày như ông Liêm ở Tây Nam Bộ đang có hàng triệu!
Dich bệnh vài tháng có thể qua đi nhưng hạn mặn cứ kéo dài năm này qua năm khác, năm sau khốc liệt và thiệt hại nặng nề hơn năm trước. Riêng năm 2020, không chỉ hàng trăm ngàn ha lúa bị ảnh hưởng, hàng chục ngàn ha trái cây có thể bị mất trắng mà giờ đây từng can nước ngọt ở nhiều nơi cũng trở nên quý giá. Chưa kể bà con nuôi cá tra đang lo cái mặn “ giết” luôn con cá của mình.
Nguyên nhân đã nói rất nhiều, dù do tận Trung Quốc họ đắp đập hay làm thủy điện không cho nước ngọt chảy về hay thiên nhiên đang bị con người bạc đãi thì hóa giải được những thứ đó lại vẫn là những giải pháp tạm thời.
Có lẽ giờ đây không còn là lúc để ngồi than vãn và chờ đợi mà phải như 15 năm trước, khi ĐBSCL quyết tâm sống chung với lũ thay vì chống đỡ vô vọng.
Đã có ý kiến cho rằng hạn mặn năm nay có vẻ khắc nghiệt hơn so với 2016 nhưng thiệt hại quan sát được cho đến thời điểm hiện nay thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2016.
Kết quả này thuộc về việc điều chỉnh sản xuất nông nghiệp của các địa phương theo hướng thích nghi là chính yếu, các hạ tầng kiểm soát nước mặn chỉ đóng vai trò nhất định cho dù kinh phí để xây dựng các công trình kiểm soát nước rất lớn.
Nói cho dễ hiểu và gần gũi hơn thì thay vì trông Trời và đợi thời tiết thì chuyện sống chung với hạn mặn cần tính toán với những cách tối ưu nhất. Phân bổ nguồn nước ngọt hơn 300 tỷ m3 từ sông Mê Kông chảy vào miền Tây, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và phân phối lại nguồn nước hợp lý… đang là điều mà cả dân, Nhà nước lẫn các chuyên gia chung sức đồng lòng, hiệp lực tính đến để hạn mặn không biến thành những giọt nước mắt mặn chát.
Tôi xin chép lại một khuyến cáo của chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện, người nghiên cứu về sinh thái ĐBSCL: “Trước đây, mình cứ nói ngăn mặn, trữ ngọt để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, cái này rất không ổn. Nước ngọt để sản xuất thì làm sao sử dụng được cho sinh hoạt, vì thuốc trừ sâu, ô nhiễm. Lâu dài phải sống chung với hạn mặn vì mình bị tổn thương quá nhiều do chống thiên nhiên, cứ loay hoay “mùa lũ chống lũ, mùa mặn chống mặn”, cứ thế xoay cả năm không có thời gian rảnh, vất vả. Lẽ ra phải nương theo thì khoẻ cả năm”.
Có thể đồng ý, có thể chưa xuôi nhưng có lẽ đó là điều mà những người nông dân đang vật lộn với hạn mặn có thể tham khảo.
![]() Tính đến 7h sáng nay, ngày 11/3, dịch bệnh đã lan rộng tại 118 quốc gia/vùng lãnh thổ. Việt Nam đã có 34 ca dương ... |
![]() Tuy cơ quan chức năng khẳng định đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa có trường hợp nào nhiễm Covid-19 nhưng ... |
![]() Cùng với Zalo, các nhóm Facebook công nhân, đặc biệt là công nhân Khu công nghiệp đang trở thành “địa chỉ” tiếp thị của những ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
