![]() |
"Hãy đứng yên khi Tổ quốc cần!" có lẽ là thông điệp cần làm trong những ngày đầu Việt Nam có ca dương tính Covid-19 trở lại. Ảnh: ANTĐ |
Ở khía cạnh nào đó, câu nói trên biểu đạt khá rõ thông điệp cần làm trong những ngày đầu Việt Nam có những ca dương tính Covid- 19 trở lại.
Trong ngày đầu, khi thông tin về ca nhiễm số 17 công bố, rất nhiều người ở Hà Nội đã hoang mang lao ra chợ từ sáng sớm. Họ xếp hàng, giành giật những thùng mỳ tôm, những cân thịt, rau củ để tích trữ trong nhà.
Trớ trêu ở chỗ, ngay buổi chiều hôm đó, các quầy hàng ở siêu thị lại ngập đồ. Và, trong suốt ngày hôm sau nữa, các cửa hàng tạp hóa, siêu thị hay hàng thịt, rau củ đều ế ẩm. Vì người dân đang phải ăn nhiều kg thực phẩm đã trót mua để… tích trữ.
Tâm trạng lo lắng của người dân khi thấy bệnh dịch kéo đến có thể thông cảm. Song, để sự lo lắng ấy biến thành hoang mang, thành hành động phi ra chợ lúc sáng sớm, xếp hàng dài, tụ tập đông người vô tình tạo điều kiện để virus có khả năng lây lan là đáng trách.
Đấy là lý do thứ nhất trong việc cần “đứng yên” hoặc “ở nguyên” trong nhà mỗi khi tin xấu đến.
Bên cạnh việc mua hàng tích trữ không cần thiết, việc di chuyển khỏi Hà Nội hoặc các vùng có bệnh nhân dương tính cũng rất nguy hại.
Bởi, khi chính quyền đang nỗ lực khoanh vùng dịch bệnh, luồng cư dân di chuyển (nếu có) là trở lực rất lớn. Bởi nó tạo sai số thông tin. Và trong mấy ngày đầu khi dịch bệnh xuất hiện trở lại là khoảnh khắc vàng để dập dịch. Lúc này, thông tin là chìa khóa của mọi bài toán. Khi thông tin không chính xác, việc dập dịch khó khăn hơn rất nhiều.
Thêm nữa, việc các gia đình dắt díu nhau từ vùng dịch về quê tạo áp lực tới các địa phương. Hay nói cách khác, con virus không chừa một ai cả. Và không ai trong chúng ta đoán chắc được mình không phải vật chủ chứa virus nếu chưa qua xét nghiệm. Nên, chúng ta hoàn toàn có thể “chở” virus từ nơi này tới nơi khác. Chưa cần bàn tới những giá trị đạo đức cơ bản trong việc lây lan dịch bệnh, thử hình dung “nơi khác” ở đây là đâu? Là quê mình, nơi có ông bà, bố mẹ, người thân họ hàng.
Vẫn biết là biến cố làm ta trở nên rối ren hơn, nhưng làm người ai lại ích kỷ, nhỏ nhen đến thế!
Gần đây nhất, câu chuyện đang tranh luận về Chủ tịch HĐQT của một công ty điện gió tại Quảng Trị đã “tráo” nhân viên đi cách ly thay mình là minh chứng điển hình cho việc sợ “đứng yên”.
Trả lời TTXVN: Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Trị xác nhận có sự việc người đi cùng chuyến bay với người mắc Covid-19 đã “đánh tráo” người khác để trốn cách ly y tế.
Nếu đúng là "đánh tráo" thì có thể lý giải, vị Chủ tịch kia rất bận: nào lo sinh kế cho hàng trăm, hàng ngàn lao động, nào làm việc để giải quyết những khó khăn kinh tế thời dịch... Nhưng không gì biện minh cho cái sự lười “đứng yên” 14 ngày ấy.
Bởi bài học nhãn tiền từ bệnh nhân số 17 đủ để thấy hậu quả của việc trốn cách ly. Ngại sinh hoạt ở môi trường lạ, ngại ách tắc công việc, ngại phải ngồi yên 2 tuần ròng… đã tạo nên những khó khăn chồng chất mà cả nước đang phải chung vai gánh vác.
“Chống dịch như chống giặc”, nhưng “giặc Covid-19” có những đặc thù riêng. Có những người đã xông vào nơi tuyến đầu bất chấp hiểm nguy. Song, với nhiều người, chỉ cần họ chịu khó đứng yên là đã giúp ích cho đất nước rồi.
![]() Tính đến 7h sáng nay, ngày 10/3, dịch bệnh đã lan rộng tại 112 quốc gia/vùng lãnh thổ. Việt Nam đã có 31 ca dương ... |
![]() Để đối phó với dịch viêm phổi Covid-19, việc khai báo sức khỏe y tế với mọi người dân trên toàn quốc sẽ được thực ... |
![]() Bình tĩnh có lẽ là "liều thuốc" tốt nhất để sống qua dịch bệnh. Hai hôm nay, thực phẩm, đồ dùng lại đầy ắp các ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
