![]() |
Ảnh minh họa. |
Cách đây mấy năm, có một cuộc tiệc liên hoan kín đáo tại một nhà hàng trên phố Yết Kiêu, để chia tay một gã bạn Trung tướng Công an về nghỉ hưu. Có khoảng gần 40 vị tướng tá, văn nghệ sĩ thân gần với gã tướng được mời tới tham dự.
Mình thì được gọi đến vì vừa là bạn bè quý mến trong đời gã cái thuở gã đương Voi xuống Chó, vừa là đôi khi làm phụ tá bất đắc dĩ nhưng cần thiết trong công việc sau này của gã.
Mỗi vị khách phát biểu dăm ba câu gọi là tạm biệt ông bạn ấy được trở về “làm người tử tế”, nói nôm na thì coi như các phát biểu là làm “gia vị“ cho bữa tiệc, là “món nhắm” cho ngon miệng vui lòng người đi kẻ ở xốn xang...
Ngồi cạnh mình trong bữa tiệc ấy là một chú em Đại tá An ninh kiêm chuyên gia thơ tình. Thơ chú ấy mình thấy hay, thấy thích và phục lăn phục lóc, nhưng gã tướng khổ chủ của bữa tiệc thì nhiều lần nói khơi khơi trước mặt và sau lưng chú ấy, “thơ mày bài méo nào cũng véo von, rên xiết, bài méo nào gái mú đọc xong cũng mê mẩn rũ rượi, nhưng tao thì nghe xong quên ngay vì thơ mày chả bài đếch nào có Tứ...”
Mình cũng đôi lần nghe trực tiếp nhời phán ấy, nhưng cũng toàn ậm ừ, chả dám hưởng ứng hay phản đối, vì mình thâm tâm thấy thơ chú em ấy hay, mới cả thực ra mình chả biết Tứ là cái quái gì trong Thơ, chỉ biết hay hoặc không hay thôi.
Lúc đến lượt mình phát biểu, cũng là tức cảnh sinh tình, cũng có tý trêu ngươi vui vui chú em nhà thơ bên cạnh, mình có nhời xin phép các nhà thơ - đại ca có mặt tại đó, rồi đằng hắng rất...cụ, sau khi nốc cạn ly Măc - sai - lầm đầy có ngọn, rồi trong tâm thế hiên ngang của kẻ "điếc không sợ súng", đứng lên đọc mấy câu ngẫu hứng, chả biết thơ hay hò vè hay văn vần chi chi nữa.
Đọc xong có vài cụ cùng cơ quan chắc cả nể vỗ tay lẹt đẹt. Các nhà thơ đương nhiên không chấp không đếm xỉa vẫn uống tỳ tỳ. Chú em Đại tá kiêm Thi sĩ thì thấy lấy khăn giấy lau mồm liên tục, chắc để tự bịt miệng ngăn nhời chê bai lão anh chẳng biết mình là ai.
Vài vị, rất ít thôi, thì mặt lạnh tanh, lườm mình như kẻ phá đám cuộc vui, hoặc như thằng cạnh khoé ai đó.
Năm kia, cũng lại ở một cuộc liên hoan chia tay một chú em là Trưởng một phòng nghiệp vụ của Công an Hà Nội, tổ chức ngay tại phòng làm việc của chú ấy, ít khách và giản dị, ấm cúng và nghĩa tình, mình có đọc lại mấy câu năm xưa đã đọc, vì cũng phải phát biểu mà lưng vốn văn vẻ cũng chỉ có ngần ấy thôi. Mấy câu đó như sau:
Rồi chúng ta ai cũng về tới đích
Chỉ khác nhau đích thấp hay cao
Rồi chúng ta ai cũng về với Đất
Chỉ khác nhau đã từng sống thế nào
Vừa dứt lời, ông bạn trong ảnh chụp cùng mình bữa ấy, cũng Trung tướng, là Thủ trưởng của chú em khổ chủ, đáp lại lời mình ngay một câu đến là nhanh: “Còn phải xem Đất ấy có sổ đỏ không nữa chứ bác”.
Cho đến giờ, khi chính ông bạn này cũng đã nghỉ chờ chế độ hưu từ hôm 1/8, thì trong suốt cả 2 năm qua, ngoài cảm giác bất ngờ vì ông bạn ấy đã tung ra câu đáp lời mình nhanh tắp lự, mình vẫn không hiểu ông bạn này thực ra là kẻ mộng mơ hay gã thực dụng, là định khen hay chê mấy câu ấy của mình, mấy câu nếu được khuyến mại gọi là thơ thì chắc cũng là thơ không có cái gọi là Tứ.
Có điều, ông bạn này quả là một người thâm thuý đến vi diệu. Câu nói tiếp lời mình của ông bạn ấy là chính xác: Ngay cả đất chôn người cũng phải có sổ đỏ.
Tuy nhiên, mình chưa thấy ai đi kiểm tra sổ đỏ của các ngôi mộ trên đời này bao giờ...
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 23/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 23,3 triệu, hơn 807 ... |
![]() Niềm vui đến từ một sáng kiến giúp nam nữ công nhân độc thân có cơ hội tìm được “nửa kia” của mình. Niềm vui ... |
Mất việc phải về quê nhưng lòng người công nhân vẫn hướng về công ty từng làm việc với biết bao kỷ niệm. Dịch rồi ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
