![]() |
Bệnh nhân 979 có lịch sử dịch tễ trở về từ Đà Nẵng đã tham gia nhiều cuộc liên hoan chỉ trong vòng 9 ngày. Ảnh minh họa. |
Đây là lịch trình liên hoan của bệnh nhân 979 được báo Pháp luật TP.HCM đăng tải: Trưa 8/8, bệnh nhân 979 tham gia liên hoan cùng công ty chồng (khoảng hơn 20 người). Chiều cùng ngày, chị tham gia ăn liên hoan cùng công ty chồng (khoảng 15 người). Tối 9/8, chị tham gia ăn liên hoan cùng các bạn làm cùng công ty chồng (khoảng 8 người).
Ngày 11/8, chị ăn liên hoan cùng các bạn làm cùng công ty chồng (khoảng 8 người).Trưa ngày 15/8, chị tiếp tục tham gia liên hoan cùng công ty chồng (khoảng hơn 20 người).
Tối ngày 15/8, chị tham gia buổi liên hoan của gia đình tại nhà gồm 6 người. Sáng ngày 16/8, chị cùng gia đình được Trung tâm Y tế quận Tây Hồ lấy mẫu xét nghiệm PCR. Tối cùng ngày, chị tham gia liên hoan cùng bạn (khoảng 8 người, thành phần tham gia tương tự ngày 8/8).
Đếm sơ sơ, bệnh nhân với lịch sử dịch tễ trở về từ Đà Nẵng đã liên hoan tới 7 cuộc trong 9 ngày! Trong 7 cuộc ấy ở các địa điểm khác nhau với hàng chục người liên quan. Đáng nói, giới chuyên gia cảnh báo việc tụ tập ăn uống, đặc biệt ở hàng quán có nguy cơ lây nhiễm gần cao nhất (cao nhất là tụ tập ở bar).
Chúng ta cũng đã có bài học nhãn tiền từ quán ăn “thế giới bò tươi” ở Hải Dương. Tính đến 7 giờ sáng nay (18/8), ổ dịch “thế giới bò tươi” đã có tới 11 bệnh nhân. 11 bệnh nhân này nếu đã từng ăn nhậu, liên hoan ở các hàng quán khác thì sẽ cực nguy hại.
Nhìn lại lịch trình của bệnh nhân 979, chúng ta sẽ thấy không có gì quá đáng trong điều kiện bình thường. Cuộc sống cá nhân của chị, chị có thể tự quyết định nó miễn là không gây ảnh hưởng cho người khác.
Song, khi đại dịch hoành hành, bản thân người bệnh khi đó có lịch sử dịch tễ qua Đà Nẵng, thói sinh hoạt như trên rất đáng trách. Đáng trách bởi sự chủ quan lơ là đang gây những ẩn họa vô cùng nghiêm trọng. Đáng trách bởi liên hoan đâu phải là việc cấp thiết tới độ phải “nhậu túi bụi” như vậy giữa thời điểm này. Và, đáng trách hơn là bởi trong cuộc nhậu cuối ngày 15/8, bệnh nhân khi ấy đã ý thức được rủi ro mình có thể mang mầm bệnh. Sáng lấy mẫu xét nghiệp PCR, chiều liên hoan!
Chúng ta đang gồng mình trên khắp các mặt trận: từ quân đội căng mình biên giới; sinh viên tình nguyện vất vả nắng nôi ở Đà Nẵng - Quảng Nam, những đoàn xe chở các bác sĩ “cạo trọc” lầm lũi tới giải cứu tâm dịch. Giờ, chúng ta lại phải đối mặt với lỗ hổng từ cái việc tưởng chừng rất vui vẻ: liên hoan, ăn nhậu.
Trước thực trạng nguy cấp, Hà Nội đã yêu cầu bắt buộc phải giãn cách trong các quán bia, quán café, nhà hàng… từ 0h sáng ngày 19/8. Bàn ghế phải kê cách nhau 1 mét, nhà hàng phải đo thân nhiệt khách trước khi tới… Nếu quán hàng dịch vụ nào không tuân thủ điều kiện trên sẽ lập tức bị tước giấy phép kinh doanh.
Động thái mạnh này của chính quyền để siết chặt lại nguy cơ lây nhiễm từ hàng quán. Song, ai đi nhậu đều hiểu, việc giữ cự ly không phải dễ. Đúng hơn, giữ cự ly lúc chưa uống bia rượu là khả thi, còn khi đã bung biêng, cái nhu cầu rỉ tai nói thầm hay rướn người bắt tay đã là thói quen.
Và, để không có thêm những “thế giới bò tươi” hay các “thánh liên hoan”, mấu chốt vấn đề vẫn là ở ý thức người dân. Khung chính sách đã được dựng lên rồi, thành hay bại là những phút vượt qua được cái thói quen khi ăn nhậu của mỗi chúng ta, mà thôi.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 18/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 22 triệu, hơn 776 ... |
![]() Sau cơn mưa lớn chiều ngày 17/8, nhiều xóm trọ của công nhân trong KCN Bắc Thăng Long chìm trong biển nước khiến nhiều công ... |
![]() Mặc cho EVN hay Bộ Công thương lý giải thế nào thì những búc xúc về các phương án giá điện mới vẫn không hạ ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
