![]() |
Nếu lại tăng tiền điện, cuộc sống công nhân càng khó khăn hơn. Ảnh NN |
Trước thông tin này nhiều chủ hộ thuê trọ và công nhân khá lo lắng nếu tiền điện tăng thì họ phải thắt chặt chi tiêu như thế nào nữa khi cuộc sống công nhân đang khá khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid 19. Hiện tại, hầu hết công nhân trong các Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM đều phải chịu chi trả tiền điện đồng giá cho chủ nhà trọ cao hơn so với giá điện sinh hoạt chung.
Trao đổi với Phóng viên Cuộc sống an toàn, nhiều công nhân cho biết, họ đều được chủ nhà thông báo trả tiền điện với giá chung từ 3.000 đồng/kwh điện hoặc 3.500 đồng/kw điện. Nếu giá điện còn tăng nữa thì công nhân khá khó khăn để có thể “co lại” thu chi sinh hoạt.
“Hiện trung bình một tháng gia đình tôi sử dụng khoảng 350.000 đồng tiền điện với giá điện 3.500 đồng/kwh. Nếu bây giờ giá điện tăng chắc chắn chúng tôi sẽ khó có thể cân bằng chi tiêu, dù có hạn chế sử dụng điện tối đa cũng không thể giảm được bao nhiêu. Chúng tôi vẫn chưa ai nắm được thông tin về thay đổi giá điện. Nhưng nếu giá điện tăng thêm thì cuộc sống của công nhân chúng tôi càng khó khăn hơn”, chị Thu hiện đang làm việc tại Khu công nghiệp Tân Bình cho biết.
Hiện nay, theo tìm hiểu của Phóng viên, nhiều chủ nhà trọ và người lao động thuê trọ tại các Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM vẫn chưa nắm được thông tin Bộ Công thương đang đề xuất biểu giá điện sinh hoạt chỉ còn 5 bậc thang thay vì 6 bậc như hiện tại. Cho nên nếu trong thời gian tới giá điện tăng, các chủ nhà trọ sẽ tính đến chuyện tăng giá điện đối với công nhân thuê trọ, gánh nặng lại đặt lên vai người lao động khó khăn tỉnh lẻ.
Cô Thanh Tuyền, một chủ nhà trọ trên địa bàn quận Gò Vấp, gần Khu công nghiệp Tân Bình cho biết hiện vẫn chưa nắm được thông tin thay đổi khung giá điện. Hiện cô đang duy trì mức giá thu 3.000 đồng/kwh điện cho công nhân. Nhưng nếu thời gian tới giá điện tăng cô cũng phải tăng thêm để phù hợp với mức chi trả cho điện lực.
“Mặc dù hiểu công nhân hiện đang rất khó khăn từ việc làm đến chi tiêu nhưng chúng tôi cũng không thể làm gì khác. Nếu giá điện lại tăng thì tôi vẫn phải tăng giá để phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại”, cô Thanh Tuyền cho biết thêm.
Trước đó, Bộ Công Thương đưa các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt gồm 1, 3, 4 và 5 bậc. Phương án 1 bậc có giá bằng mức giá điện bình quân hiện hành cho sinh hoạt là 1.897 đồng/kWh. Phương án 2 còn 3 bậc (thay vì 6 bậc như hiện nay). Trong đó, giá điện bậc 1 (từ 0-100 kWh), bậc 2 từ 101-400 kWh và bậc 3 từ 401 kWh trở lên. Với phương án 3 thì cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt bao gồm 4 bậc.
![]() Tính đến 7h sáng nay, ngày 1/3, số ca nhiễm tại Hàn Quốc đã vượt qua con số 3.000, thêm 1 người tử vong so ... |
![]() Tại cuộc họp báo ngày 28/2 về tình hình dịch Covid -19 trên thế giới, bên cạnh việc nâng mức cảnh báo cao nhất với ... |
![]() Theo báo cáo của Sở Y tế Hải Dương, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, đơn vị này chỉ đạo các cơ ... |
![]() Bỏ trốn khỏi các khu cách ly, khai báo không đúng về nơi mình sinh sống ở Hàn Quốc khi nhập cảnh vào Việt Nam ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
