
Chuyện nhập tịch của bóng đá Đông Nam Á không phải chuyện mới. Singapore, Philippines đã đạt được những thành tựu nhất định ở khu vực khi nhập tịch cầu thủ.
Tuy nhiên, hai đội bóng này cho thấy, việc nhập tịch theo đợt đã không làm nền bóng đá phát triển bền vững. Và khi các cầu thủ lứa sau không được "nhập", nền bóng đá trở về đúng vị trí ban đầu.
Ở chiều ngược lại, Indonesia mấy năm vừa qua đã gọi ồ ạt những cầu thủ mang dòng máu Indonesia đã tạo ra những thành công vượt khỏi tầm khu vực. Họ thắng đều, thắng giòn và liên tiếp giành những thành tựu trong các giải đấu "ao làng".
Hơn thế, vừa qua, họ đã thắng cả Arab Saudi tại vòng loại thứ 3 World Cup. Điều này khiến Indonesia vượt qua Việt Nam và Thái Lan trở thành đội bóng có kết quả tốt nhất tại vòng loại này dù hành trình của họ còn ở phía trước.
Hơn cả, những trận hòa các đội bóng mạnh và chiến thắng trước Arab Saudi mở ra cánh cửa lịch sử vào World Cup cho đội bóng xứ vạn đảo, dù thấp.
Và mới hôm qua, Campuchia đã tạo địa chấn khi cầm hòa Malaysia nhờ dàn cầu thủ nhập tịch. Trong giải đấu năm nay, nhiều đội bóng cũng mang tới đội hình với các cầu thủ nhập tịch, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, chúng ta cũng từng có những cầu thủ nhập tịch lên tuyển. Nhiều người nhớ nhất là Phan Văn Santos.
Tuy nhiên, các cầu thủ nhập tịch hoàn toàn này (không tính các cầu thủ "một nửa" Việt Nam như Văn Lâm hay Filip Nguyễn), đã không được dùng ở các giải đấu lớn chính thức. Và bẵng đi 15 năm, chính sách nhập tịch cầu thủ bị đình trệ cho tới giải đấu lần này.
Lần này có thể coi là thời cơ chín muồi cho phép thử nhập tịch. Các nước khu vực nhập tịch ráo riết. Indonesia đã làm được điều thầy trò ông Park không làm được nhờ dàn nhập tịch chất lượng.
Đồng thời, tuyển Việt Nam đã ở thế “chân tường”. Chúng ta không còn tự tin với các đội bóng lớn trong khu vực như Indonesia và Thái Lan. Các cổ động viên cũng không còn quá háo hức với tuyển.
Tình thế không có gì để mất lại là vận may cho Nguyễn Xuân Son (cầu thủ gốc Brazil). Và giờ, Son- với màn thể hiện thượng thặng tại Thép Xanh Nam Định- có cơ hội thi đấu cho quốc gia anh coi là nhà. Và, nếu Son thành công, anh sẽ mở ra nhiều cánh cửa mới với bóng đá Việt Nam.
Cần nhắc lại, với đội tuyển Việt Nam cũng như các đội khác trong khu vực, cầu thủ nhập tịch giải quyết bài toán thành tích, nhưng xa hơn, họ đang là phép thử cho các nền bóng đá.
Đó không chỉ đơn giản là phép thử với những kết quả có lợi trên bảng tỉ số. Nó còn là phép thử với lòng người.
Đến tận thời điểm hiện tại, dù biết là xu thế toàn cầu, nhưng nhiều cổ động viên vẫn khó chấp nhận một “ông tây” đá cho đội nhà. Và họ cũng khó có thể hình dung, họ sẽ phản ứng thế nào nếu "ông tây" ấy ghi bàn và tạo những chiến tích vang dội.
Họ có thấy hãnh diện, tự hào không? Họ có thấy niềm vui bùng nổ như những cầu thủ "nội địa" ghi bàn không?... Tất cả đều là những câu hỏi bỏ ngỏ mà phải thử trên thực tế mới biết được.
Chưa kể, về lâu dài, nhập tịch một cầu thủ lên tuyển như Son không phải là bài toán căn cơ. Nhập thì phải nhập cả dàn, càng trẻ càng tốt để có dư địa phát triển cũng như có thời gian hòa hợp với các cầu thủ nội.
Đồng thời cũng cần xác định rõ, nhập tịch chỉ là giải pháp bổ sung, nó không phải đũa thần làm thay việc của các lò đào tạo bóng đá trẻ- thứ tạo nên nền móng cho một nền bóng đá.
Và Son hay không Son, nhập tịch như một kế sách bền vững hay chỉ giải quyết bài toán tiền đạo tạm thời sẽ chỉ được trả lời khi trái bóng lăn.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Phép thử” Xuân Son biên bản bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
