![]() |
Một phần phối cảnh cá chép hóa rồng dự kiến xây dựng tại thành phố Sóc Trăng. Ảnh: Báo Lao động |
Chi phí cho tượng đài này cũng không quá lớn khoảng 15 tỷ đồng nhưng trước phản ứng của dư luận, tỉnh Sóc Trăng đã có một quyết định kịp thời và phù hợp. Kinh phí không quá lớn nhưng nếu không hoặc chưa cần thiết thì chưa hoặc không làm.
Bởi lẽ ngay cả "phú quý sinh lễ nghĩa" mà lễ nghĩa không cần thiết thì vẫn không nên, chứ đừng nói một tỉnh nghèo, một nước nghèo mà chi tiêu không phù hợp, hoặc "chơi sang" thì càng phải cân nhắc, nói theo kiểu nông dân từ ngàn xưa là: "liệu cơm gắp mắm".
Câu chuyện này làm chúng ta nhớ lại năm ngoái tỉnh Thanh Hóa cũng đã tạm dừng xây dựng tượng đài tập kết để ghi nhớ năm 1954, đồng bào miền Nam ra Bắc, chi phí cũng khoảng hơn 400 tỷ đồng. Rất nhiều những ví dụ dừng xây tượng đài như thế. Và tất nhiên điều này được dư luận đồng tình cao.
Bởi lẽ trong lúc nhiều địa phương thiếu thốn phòng học, nhiều giáo viên dạy ở địa bàn khó khăn không có chỗ ở, nhiều đồng bào nghèo khó không có chỗ che mưa, che nắng thì sao phải bỏ tiền ra xây tượng đài, quảng trường nếu không thật cần thiết. Nếu không nó không chỉ lãng phí mà còn thiếu nhân văn và thậm chí có khi còn là tội ác vì nếu gắn với động cơ hình thức, trục lợi bất chính.
Nhân đây cũng nói một hình thức rất dễ gây lãng phí nặng nề là hội chứng xây dựng sân bay. Trước đây đã có hội chứng tỉnh nào cũng có nhà máy đường, tỉnh nào cũng có bến cảng và sau này thì hình như tỉnh nào cũng muốn có sân bay. Dù rằng các sân bay rất gần nhau và một câu hỏi đặt ra đầu tiên là sân bay để làm gì cũng như có được bao nhiêu hành khách?
Trong những ngày qua phản biện hội chứng sân bay, nhiều người đã lên tiếng bằng cả tâm huyết và hiểu biết của mình, trong đó có chuyên gia về hàng không như PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Hàng không, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng các bài báo sắc sảo của mình, nhà khoa học đã kêu gọi ngành Giao thông vận tải và cả Chính phủ cần thận trọng, cân nhắc, tính toán một cách khoa học khi tính chuyện xây dựng sân bay. Ông đã đặt ra câu hỏi; nhu cầu ồ ạt xây dựng sân bay, thật hay ào?
Theo chuyên gia này thì có một hiện thực đang diễn ra rất đáng cảnh báo: "Trong khi đó, khu vực phía Tây Bắc hiện cũng đã và đang được phê duyệt, triển khai Cảng hàng không Điện Biên (tỉnh Điện Biên), Cảng hàng không Nà Sản (tỉnh Sơn La). Còn ở miền núi phía Đông Bắc thì tỉnh Cao Bằng cũng đề xuất xây sân bay Cao Bằng từ lâu, tỉnh Lào Cai đề xuất xây dựng sân bay Sa Pa. Xuôi về miền khu vực miền Trung, mạng lưới các sân bay cũng đã dày đặc và theo đánh giá là đã đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của người dân tại thời điểm này và tầm nhìn đến nhiều năm sau. Tuy vậy, nhiều địa phương vẫn tiếp tục kiến nghị được đầu tư xây dựng sân bay. Cụ thể như tỉnh Hà Tĩnh đề xuất quy hoạch Cảng hàng không Hà Tĩnh có diện tích từ 300ha đến 450ha tại các xã Thạch Văn (huyện Thạch Hà), Cẩm Dương, Cẩm Hòa (huyện Cẩm Xuyên).
Hay như tỉnh Quảng Trị cũng đã được phê duyệt chủ trương đầu tư sân bay tại huyện Gio Linh. Trong giai đoạn 1, sẽ xây dựng các công trình cơ bản của Cảng hàng không Quảng Trị đạt tiêu chuẩn cấp 4C và sân bay quân sự cấp II theo quy hoạch. Công suất theo dự báo khai thác khoảng 2,2 triệu hành khách/năm vào năm 2046 và khoảng 5.600 tấn hàng hóa vào năm 2042. Đi tiếp vào khu vực Nam Trung bộ thì có đề xuất xây dựng sân bay Thành Sơn (tỉnh Ninh Thuận), sân bay Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận)… Trong khi đó, hệ thống cảng hàng không, sân bay hiện do ACV quản lý, khai thác và sân bay quốc tế Vân Đồn do Tập đoàn SunGroup đầu tư, khai thác thì hầu hết đang trong cảnh thu không đủ bù chi. Một số sân bay có lượng khách qua lại vẫn rất khiêm tốn như sân bay quốc tế Vinh, sân bay Phú Bài, sân bay Đồng Hới, sân bay Phú Yên...".
Có người nại lý do rằng nếu không sử dụng tiền ngân sách thì cứ để tư nhân tham gia. Điều này mới nghe có vẻ có lý nhưng họ không tính rằng lãng phí dù dưới hình thức nào cũng kéo lùi sự phát triển và rất dễ bỏ qua cơ hội "vàng". Bởi tổng nguồn lực xã hội vào những thời điểm nhất định là không đổi, chỉ có điều các nguồn lực bộ phận phục vụ nhu cầu như thế nào và phát huy tác dụng ra sao? Nếu không tính toán một cách khoa học thì lãng phí là điều không tránh khỏi và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chắc chắn sẽ bị tổn thương vì đầu tư không đúng trọng tâm và không hiệu quả. Chưa kể nhà khoa học Nguyễn Thiện Tống còn cảnh báo nguy cơ xây dựng sân bay để tham nhũng đất đai trong khi đất đai đang là vấn đề hết sức nhạy cảm và thời sự.
Đảng và Nhà nước đang kêu gọi và thực thi công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực và đạt được nhiều kết quả bước đầu được dư luận hoan nghênh, như việc xử lý nhiều quan chức, kể cả cấp cao nếu sai phạm. Và bên cạnh cũng đang tìm cách chống lãng phí. Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính đi kiểm tra các bệnh viện, nhà máy gây lãng phí là một chỉ dấu tích cực thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Vì vậy việc xây tượng đài hay sân bay cũng như những việc tương tự là phải hết sức cẩn trọng. Hơn thế cần phải có nghị quyết, chế tài xử lý nếu xảy ra lãng phí; cần phải xử lý lãng phí nghiêm khắc như với tham nhũng. Có như vậy sẽ đầu tư đúng hướng, tiết kiệm chi phí và sử dụng nguồn lực thích hợp, từ đó các địa phương và cả quốc gia sẽ tăng tốc trong chiến lược phát triển, dư luận sẽ đồng tình và hoan nghênh, cán bộ các cấp sẽ càng phải nghiêm chỉnh khi thực thi công vụ. Và đó chính là một Nhà nước kiến tạo mà mọi người dân cũng như cán bộ có tâm huyết hằng mong mỏi.
Lúc đó đất nước thực sự văn minh, tiến bộ, "cá chép hóa rồng" thực sự chứ không phải là trông chờ vào những tượng đài như "Cá chép hóa rồng".
Nếu bạn thấy bài viết hay, bổ ích, có thể ủng hộ Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" để tác giả viết nhiều bài hay hơn nữa phục vụ bạn đọc. Để mời tác giả "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Tượng đài là một công trình hữu hình mà qua đó, cộng đồng ủy nhiệm niềm tin, khát vọng của mình. Rất khó để đánh ... |
![]() Trong thời gian giãn cách xã hội tại TP.HCM, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã nấu và phát cơm miễn phí hằng ngày cho những ... |
![]() Ba chiến sĩ Đội Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC & CNCH) hy sinh trong vụ cháy ở ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
