Trong bài đăng công khai trên trang cá nhân, PGS. TS Nguyễn Phương Mai đã đề xuất thay vì các cô gái nóng bỏng, ít hiểu biết về bóng đá, nhà đài có thể lựa chọn các cầu thủ nữ. Bởi, các cầu thủ này có chuyên môn và kiến thức bóng đá. Họ sẽ làm chương trình nhân văn, ý nghĩa hơn thay vì dùng các cô gái như “bình hoa di động” hiện nay.
![]() |
Có nhiều ý kiến về "Nóng cùng World Cup 2022". Ảnh: Chụp màn hình. |
Quan điểm của bà Nguyễn Phương Mai nhanh chóng được lan truyền rộng rãi với đa số sự tán đồng. Bởi, khán giả vốn cũng không mấy thoải mái với những hot girl đang làm trò hay bình luận những câu vô thưởng vô phạt trên sóng truyền hình. Đồng thời, chương trình “Nóng cùng World Cup” mang một định kiến rất cũ rằng bóng đá là môn thể thao của đàn ông, vì thế phần đông người xem sẽ thích những cô gái trẻ trung, nóng bỏng.
Định kiến này không hẳn không mang lại những hiệu quả liên quan tới thương mại về tỉ suất người xem. Và, chương trình cũng được sự cộng hưởng trên mạng xã hội khi khắp nơi chia sẻ thông tin cá nhân của các cô gái, cả những tấm hình cùng những lời bình luận tục tĩu liên quan tới từng bộ phận cơ thể các cô.
Tức là, về mặt ý đồ thương mại, nhà đài đã đạt được phần nào. Còn những yếu tố kéo theo khi chương trình tạo thêm những định kiến về “chân dài não ngắn”; bình phẩm cơ thể phụ nữ công khai; nhà đài có tính đến không?
Tôi tin là có. Bởi đây không phải lần đầu nhà đài dùng hình ảnh những cô gái nóng bỏng để kích thích lượt xem bằng thị giác. Trước đó, chương trình “Nóng cùng EURO” cũng đã được hiệu ứng về tỉ suất lượt xem và bị phản ứng dữ dội tương tự. Nhưng nhà đài vẫn tiếp tục làm thế ở kỳ World Cup này.
Cá nhân tôi thấy, việc dùng các cô gái ăn mặc gợi cảm để nói về bóng đá cũng không phải điều gì nghiêm trọng quá. Vấn đề ở đây là cách làm cẩu thả với sự ngờ nghệch về kiến thức của các cô gái khiến cho những lời chỉ trích “bình hoa di động” là xác đáng. Sự xuất hiện của các cô gái không có lý do gì khác ngoài vẻ đẹp hình thể của các cô là một vấn đề rất lớn.
Trước đó, một đài truyền hình khác cũng dùng rất nhiều hot girl, á hậu, hoa hậu để tham gia bình luận các trận đấu bóng đá. Tuy nhiên, những cô gái này đều có kiến thức rất tốt về bóng đá cũng như các môn thể thao họ tham gia bình luận. Họ có kiến thức nền, được đào tạo và có cả sự chuẩn bị rất kỹ càng trước khi lên sóng. Điều này khiến cho khán giả cảm thấy mình được tôn trọng và dành những lời khen cùng sự tôn trọng tới những cô gái ấy.
Hay cũng chuyện bóng đá và phụ nữ, trước trận derby thành Manchester, kênh sóng này cũng tung trailer lấy hai người phụ nữ đại diện cho hai đội bóng. Đại diện cho Manchester City là một cô gái miền Bắc, trẻ trung, xinh đẹp trong tà áo dài. Đại diện cho Manchester United là một bà cụ người Huế ngoài 70, bà nổi tiếng trong cộng đồng người hâm mộ Quỷ Đỏ vì đã dõi theo đội mấy chục năm.
Hình ảnh bà cụ còng lưng đi trong kinh thành Huế với tất cả sự cổ kính uy nghiêm cũng biểu đạt rất rõ chiều sâu lịch sử của MU. Và cô gái trẻ xinh tươi cũng mang thông điệp một đội bóng mới nổi đầy sức sống và tham vọng.
Đó là một phóng sự rất hay khi gắn chặt hình ảnh của các đội bóng với vẻ đẹp của phụ nữ. Vẻ đẹp ấy không cần phô phang, nó thẳm sâu, cổ kính như bà lão ngoài 70. Hay lộng lẫy, tươi mới mà không hề dung tục như cô gái trẻ trong tà áo dài.
Đặt trong hệ quy chiếu để thấy, vấn đề nhà đài muốn dùng vẻ đẹp của phụ nữ để khơi gợi tình yêu với bóng đá không có gì sai. Cái sai là ở cách làm, ở những câu nói ngờ nghệch về bóng đá của các cô gái cũng như thái độ làm việc không đầu tư về thời gian và công sức của những người làm chương trình.
Sắc đẹp là một dạng tài năng. Các nhân vật giải trí thì không cần biết quá nhiều. Song, chí ít, họ cũng cần biết những khái niệm cơ bản nhất trong bóng đá cũng như thiết kế chương trình cần dùng vẻ đẹp ấy để tạo chiều sâu chứ không phải chỉ đơn giản là xuất hiện nóng bỏng, nói cười cho xong.
Đó là cách “câu” người xem thành công, nhưng dễ dãi và tiềm ẩn nhiều hệ lụy liên quan tới định kiến giới.
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Người lao động xa quê đã quen với những cuộc hồi hương. Và cuộc hồi hương lần này nói lên những nét tiêu biểu về ... |
![]() Bữa tiệc thể thao quan trọng có thể nói nhất hành tinh đã bắt đầu bày ra trước mắt. Những người hâm mộ cũng hào ... |
![]() Bà Trần Kim Yến, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM đã nhắc lại câu nói đầy sâu sắc và ý ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
