![]() |
Hình ảnh trong đoạn clip ghi lại cảnh một phụ huynh đến tận trường đòi lại công bằng cho con là nạn nhân của vụ bạo lực học đường ở TP. HCM. Ảnh: internet |
Câu chuyện diễn ra ở một trường quốc tế tại TP. HCM. Sự việc được ghi nhận là có một em học sinh mới tới trường, ẩu đả với bốn em học sinh khác. Theo lời của phụ huynh một trong bốn em học sinh cũ, em học sinh mới có đai đen Taekwondo, em đã đánh bốn em học sinh của trường trong đó có con chị.
Ngay sau đó là liên tiếp các hành động livestream của người phụ nữ này: đối chất với ban giám hiệu trường bằng tiếng Anh, đối chất với lực lượng chức năng đến ổn định trật tự của trường, độc thoại tại nhà kể lể sự tình…
Câu chuyện ban đầu là bạo lực học đường. Ai đúng, ai sai, đúng đến đâu và sai đến đâu chưa có kết luận. Song, vấn đề đang bị đẩy đi rất xa khi phụ huynh chia sẻ thông tin liên tiếp là một ca sĩ, là một người có tài khoản Facebook hàng trăm ngàn lượt theo dõi.
Đáng nói, phụ huynh, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội này đã dùng những lời lẽ rất nặng nề để “đấu khẩu” với cô bé đáng tuổi con mình và cháu đang học lớp 8, dưới 16 tuổi. Tất nhiên, ở cái tuổi 14 - 15, em nhỏ kia cũng có những lời ngỗ ngược, thách thức trên mạng xã hội. Ngay sau đó, hàng loạt bình luận, chia sẻ tấn công cá nhân bé gái kia phát tán trên mạng xã hội.
Không chỉ em nhỏ ở “chiến tuyến bên kia”, mà ngay các em nhỏ được phụ huynh coi là “nạn nhân” cũng liên tiếp xuất hiện hình ảnh trên mạng xã hội, do mẹ của chúng chia sẻ.
Với tôi, đây là cách hành xử lệch chuẩn, rất thiếu đàng hoàng. Các em đang ở tuổi tâm lý rất nhạy cảm, sự bồng bột, xích mích của các em, người lớn phần nào có thể hiểu được. Ngay cả việc ẩu đả, vốn không bao giờ có thể chấp nhận hay đồng cảm, nhưng cũng có thể phần nào hiểu được. Bởi các em vẫn thiếu sự trưởng thành để kiểm soát cảm xúc cũng như đang ở độ tuổi thích thể hiện.
Nhưng, người lớn tất cả các bên: phụ huynh hai phía cũng như nhà trường đang hành xử rất thiếu trưởng thành để giải quyết vụ việc. Phụ huynh hai phía đang tỏ rõ thái độ ăn thua đủ không khác gì đám nhỏ đã từng gây lộn với nhau. Nhà trường chậm trễ các phương án thông tin minh bạch, rõ ràng để rộng đường dư luận, bảo vệ học sinh mình. Họ cũng không sớm tổ chức buổi gặp mặt các bên phụ huynh ngồi với nhau, giải quyết câu chuyện như những người trưởng thành.
Ai đúng ai sai, ai đánh trước, ai là nạn nhân, ai là thủ phạm là ranh giới khá mong manh trong chuyện xích mích của đám trẻ. Song, người lớn hùa vào để tìm câu trả lời với tất cả sự căm phẫn, trả thù đứa trẻ đánh con mình thì rõ ràng người lớn sai!
Và cái sai ấy đẩy những đứa trẻ thành “mồi” của dư luận. Các em có bồng bột, non nớt, có sai lầm, ngỗ ngược thì vẫn phải được bảo vệ quyền riêng tư. Cũng như, không một lý do gì để biện hộ là các em “đáng” bị bạo hành trên mạng bằng những lời bình phẩm, những clip chế rõ mặt, cợt nhả, vi phạm nghiêm trọng quyền nhân thân cũng như các công ước bảo vệ trẻ.
Bọn trẻ cần thời gian để trưởng thành, hoàn thiện. Hơn cả, chúng còn cả một cuộc đời phía trước để sống, để học yêu thương và học cách giải quyết bất đồng.
Song cách giải quyết của người lớn (cả những người đang hùa vào chọn phe mà tranh luận trên mạng) đã khiến trong câu chuyện này, tất cả các bên đều thua! Thua chính bản thân mình và gây thiệt hại trực tiếp tới con em mình.
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".
|
![]() Nhìn chân dung 4 đối tượng tuổi 16 mà tôi lặng người. Mặt chúng non choẹt và không có dáng gì có thể gây hại ... |
![]() Liên tiếp các clip bạo lực học đường trên mạng xã hội thu hút sự quan tâm của hàng nghìn người. Có anh chị ... |
![]() Chỉ vì chê mẫu áo mới ra hơi mỏng và hở hang quá, một nữ sinh lớp 8 ở huyện Anh Sơn, Nghệ An đã ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
