![]() |
Học sinh trường quốc tế ở TP. HCM sau vụ đánh nhau phải nhập viện để kiểm tra sức khỏe. Ảnh: internet |
Câu chuyện học sinh trường quốc tế đánh nhau ở TP. HCM sau những hành xử không khéo của người lớn đã lan rộng và cấp cao cũng phải có chỉ đạo vì biến thành “cuộc chiến” của ít nhất một bên. Phụ huynh đã viết thế này trên mạng xã hội: “Sự việc đã đạt hai triệu views (lượt xem) chỉ sau hai ngày. Nếu bị kẻ xấu đánh sập Facebook của T.B., tôi sẽ tiếp tục chiến đấu, bảo vệ con mình bằng facebook khác!”
Dạy con ra sao, bảo vệ con thế nào là quyền của mỗi ông bố, bà mẹ. Nhưng có lẽ dù những bất đồng và mâu thuẫn bị đẩy lên tới đâu thì cuối cùng tổn thương nhất có khi lại là những đứa trẻ. Người lớn có thể đạp qua "búa rìu" tứ phía hay phớt lờ dư luận, họ cũng chẳng ngại để bảo vệ đến cùng thứ mình cho là đúng. Nhưng với một đứa trẻ thì lại hoàn toàn khác khi chúng chưa đủ trưởng thành, thiếu nhiều kĩ năng để bảo vệ chính mình khỏi những chấn thương tinh thần.
Tôi thích cách mà nhà báo Trần Thu Hà tự răn: “Mình cũng là gà mẹ, mình có thể làm tất cả, mình cũng không ép con phải luôn luôn nhịn trước nạn bắt nạt học đường, mình không theo thuyết “1 sự nhịn là 9 sự lành” đâu, vì nhịn hoài thì sẽ tức nước vỡ bờ đấy. Có điều, phải chắc chắn cách bảo vệ này không gây hại.
Vì mình sợ con mình bị thêm tổn thương vì sự bảo vệ của mẹ. Mình sợ con mình phải chứng kiến người lớn bạo lực với nhau. Trong một cuộc chiến, dù đứng bên sai hay bên đúng, thì trẻ em cũng dễ tổn thương hơn người lớn, dù là "cuộc chiến của giới thượng lưu". Thậm chí có thể tổn thương và nhiễm độc vì những tiếng vỗ tay của người xem”.
Cuối tuần trước, hai em bé may mắn được ba công nhân dũng cảm cứu sống khi bị mẹ ôm theo cùng về thế giới bên kia. Rồi bé gái bị cha ôm nhảy xuống sông Thu Bồn hai hôm sau mới tìm thấy. Cháu đi thế nào xin miễn tả lại và trước đó một bà mẹ khác cũng đưa 2 con theo cùng. Hoàn cảnh của họ và cùng quẫn ấy có lẽ trong cuộc mới thấu hiểu hết và người đi rồi không nên nặng lời làm gì. Nhưng những đứa bé đó tội tình gì mà lỡ đem chúng đi mãi?
Dù là con nhưng bé cũng có quyền sống như mọi đứa trẻ khác, tại sao lại tước đoạt của chúng? Sinh con ra đã không thể cho chúng hạnh phúc trong gia đình đầy đủ hơi ấm mẹ cha giờ lại nỡ lòng nào bắt con chịu điều đau đớn nhất của bất hạnh mà lẽ ra chỉ người lớn phải chịu nếu họ muốn vậy! Rất nhiều cặp vợ chồng khi tan đàn xẻ nghé đã lấy con cái ra làm "con tin", để thỏa mãn cái tôi và đòi hỏi của mình hay làm bình phong che đậy gì đó.
Họ không nuôi nổi hoặc không muốn nuôi nhưng dùng mọi cách hoặc thủ đoạn để chiếm giữ con nhưng rồi lại đẩy chúng vào bất hạnh hơn. Thậm chí chết oan uổng dưới tay người tình mới như bé V.A ở Sài Gòn mấy tháng trước giờ sắp xét xử cả đôi.
Trẻ con vô tội, chúng cần sống yên bình và cần có tình thương thật sự. Lo không nổi, đáp ứng không xong thì xin các vị đừng vì uẩn ức bản thân mà dìm nát cuộc đời chúng. Nếu may mắn trưởng thành và không bi đát như một số bé khác, nỗi đau cũng theo suốt cuộc đời với vết sẹo khó liền da. Còn chúng ta và nhất là những người đang có uẩn ức khó chia sẻ hay tức giận, ghét bỏ chưa thể nguôi đừng nên lôi con vào “cuộc chiến”. Nên làm như vậy vì an toàn cho trẻ, cho chính mình và cho cả xã hội này.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan".
|
![]() Năm học sinh có mặt trong một cuộc ẩu đả. Sau đó ít lâu, câu chuyện lôi cuốn cả triệu người theo dõi, bình phẩm ... |
![]() Nhìn chân dung 4 đối tượng tuổi 16 mà tôi lặng người. Mặt chúng non choẹt và không có dáng gì có thể gây hại ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
