![]() |
Tranh cãi "khán giả nuôi nghệ sĩ" thu hút sự chú ý của dư luận |
Đặc biệt, rất nhiều nghệ sỹ lên tiếng thẳng thừng khán giả không nuôi nghệ sỹ. Còn đa phần công chúng cũng đáp trả rất gay gắt những phát ngôn “khán giả không nuôi nghệ sỹ” từ những người của công chúng.
Câu chuyện ai nuôi ai thực chất không phải dành riêng cho giới nghệ sỹ, mà còn là vấn đề của nhiều lĩnh vực. Lập luận cơ bản của những nghệ sỹ phản đối cho rằng, họ cũng lao động, cống hiến. Họ cũng đóng thuế thu nhập như bao người lao động. Khán giả bỏ tiền ra tham gia các buổi biểu diễn, mua vé xem phim… để nhận lại những phút giây giải trí, cho nên không thể nói khán giả nuôi nghệ sỹ.
Còn công chúng, những khán giả thì cho rằng, không có khán giả, nghệ sỹ không sống được. Khán giả bỏ tiền ra để trải nghiệm các dịch vụ giải trí mà những người nghệ sỹ lao động mới tạo thành. Nhưng thành bại của các sản phẩm này đều do khán giả. Các bộ phim bị khán giả tẩy chay gần đây phải chóng vánh rời rạp trong thua lỗ là ví dụ điển hình.
Cá nhân tôi thấy hai bên đang tranh luận theo 2 nghĩa của từ “nuôi” trong tiếng Việt. Bên nghệ sỹ cố bám vào từ “nuôi” theo nghĩa đen. Tức là, nuôi theo kiểu bố mẹ nuôi con, chăm bẵm về vật chất và tinh thần vô điều kiện. Còn phía khán giả đang nói từ “nuôi” theo nghĩa bóng.
Theo đó, có khán giả thì mới có nghệ sỹ. Nghệ sỹ cần khán giả mới có thể có thu nhập, danh tiếng… Nghĩa là khán giả là khách hàng, là người mà nghệ sỹ cần trân trọng thay vì giãy nảy lên phản bác rằng tôi cũng lao động này kia. Cách hiểu này đúng, nhưng chưa đủ.
Sòng phẳng mà nói, bỏ qua cách hiểu “nuôi” theo kiểu “PGS Văn Như Cương nuôi lợn” hay “lợn nuôi PGS Văn Như Cương”, tôi thấy chữ “nuôi” đơn giản là sự trân trọng từ hai phía. Khán giả bỏ thời gian, bỏ công, bỏ của ra để tới các dịch vụ giải trí, tiêu thụ sản phẩm cho người nghệ sỹ, họ xứng đáng được nghệ sỹ trân trọng. Ngược lại, người nghệ sỹ vất vả cống hiến chất xám, mệt nhoài tập luyện, quay phim để cho ra sản phẩm, khán giả tiêu thụ sản phẩm ấy và trân trọng những nỗ lực ấy của nghệ sỹ.
Nói rộng ra, lĩnh vực nào cũng vậy, đặc biệt là những ngành Dịch vụ. Các nhà hàng cám ơn thực khách đã đến dùng đồ, tạo doanh thu cho nhà hàng. Thực khách ăn ngon, ưng ý cũng cần biết ơn những người đã làm ra bữa ăn ngon lành đó. Người bán hàng siêu thị biết ơn vì khách hàng còn đến nhiều, mình còn có việc. Khách hàng cũng nên ghi nhận những mệt nhọc mà người bán hàng đã làm cho mình…
Vấn đề ai nuôi ai thực chất nằm ở lòng bao dung và biết ơn. Nếu đủ những điều này, ta sẽ ghi nhận được những đóng góp của người khác dành cho mình. Những sự ủng hộ ấy dù ít dù nhiều đều đáng được trân quý như một phần tạo nên cuộc sống hiện tại của chúng ta. Bởi suy cho cùng, cả cộng đồng ai cũng sẽ là khách hàng của nhau trong lĩnh vực nào đó. Và đương nhiên, để xã hội vận hành được không có nghề cao quý, không có nghề thấp hèn. Mà nghề nào cũng đáng được ghi nhận và trân trọng như nhau. Đồng nghĩa, khách hàng - “nghệ sỹ” của lĩnh vực nào cũng đáng nhận được những sự biết ơn.
Chuyện chỉ đơn giản có thế, sao đến tận hôm nay, các nghệ sỹ vẫn cố đôi co với khán giả làm gì?
![]() "Nhân dịp tháng Công nhân, lại thêm một năm nữa được nhận quà Công đoàn, chị chẳng biết nói gì hơn ngoài hai chữ cảm ... |
![]() Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều người dân đang thực hiện cách ly tại nhà. Làm thế nào để thực hiện ... |
![]() Anh N.T.N (BN2982, 28 tuổi, trú TP Hội An, Quảng Nam) - nhân viên bán vé massage tại khách sạn P.A. (quận Hải Châu, TP ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
