Nghệ sĩ là người của công chúng nên khi có sự kiện liên quan thì dư luận bàn tán cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là trong thời qua qua, có rất nhiều phát ngôn gây sốc, khiến dư luận phản ứng, nhiều khi gay gắt. Những danh xưng đại loại như: nữ hoàng nhạc Việt, ngôi sao ca nhạc, … đã bị lạm dụng khiến công chúng dị ứng.
Vì sao có hiện tượng này?
Trước hết là do một số nghệ sĩ có ít nhiều thành công, được một bộ phận công chúng yêu mến thái quá và có phần dễ dãi trong thị hiếu nghệ thuật nên dần dà ngộ nhận mình là người nổi tiếng, là “ngôi sao” … Thứ hai là do nghệ sĩ muốn đánh bóng tên tuổi của mình, muốn quảng bá “đốt cháy giai đoạn”, gây sốc để được nhiều người chú ý. Thay vì rèn luyện chuyên môn, tăng cường trau dồi nghệ nghiệp thì họ lại chọn con đường giản đơn để “thành danh”. Nhất là khi những nghệ sĩ này có thu nhập cao, tiền bạc rủng rẻng nên có điều kiện tài chính để tranh thủ công nghệ quảng cáo và truyền thông “phù phép” tên mình. Mạng xã hội cũng mở thêm một cánh cửa cho những nghệ sĩ nổi tiếng nhưng cũng mang lại cả tai tiếng cho không ít nghệ sĩ.
Ở đây cũng cần nói rõ là dự án làm phim của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhìn từ góc độ pháp luật là không có gì vi phạm. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ ảnh hưởng xã hội thì cần phải cân nhắc, vì cho đến nay trong nước làm phim tiểu sử về đời nghệ sĩ mới chỉ có tác phẩm về nhạc sĩ thiên tài Trịnh Công Sơn. Nếu tài năng và sự cống hiến chưa đủ tầm thì việc viết hồi ký hay làm phim tiểu sử có thể gây nên sự phản cảm và cả phản đối từ công chúng. Hơn nữa ca sĩ này thường xuyên có những phát ngôn tùy hứng, đại ngôn và gây sốc. Cho nên việc làm phim mới gây ra nhiều ý kiến, kể cả những ý kiến trái chiều nhau.
Từ hiện tượng trên và những việc tương tự, xin có mấy ý kiến:
Bản thân từ “nghệ sĩ” đã hàm chứa sự tôn vinh, trân quý. Làm nghệ thuật là dựa vào nội lực và cống hiến, “hữu xạ tự nhiên hương”, nghệ sĩ nên khiêm nhường, đúng mực trong nói năng, hành xử nếu ý thức đầy đủ mình là người của công chúng. Trước những hiện tượng phát ngôn sai lệch, quá đà mang màu sắc đề cao cá nhân, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có bộ quy tắc ứng xử, tuy nhiên chưa có chế tài xử lý đủ mạnh để răn đe. Trước tình hình này đã có ý kiến như của TS Lê Hồng Phước (Trường Đại học KHXH&NV) đã nói thẳng: “Nghệ sĩ là công dân nên phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Nhưng họ cũng là dạng công dân đặc biệt vì nổi tiếng và sở hữu lượng người hâm mộ lớn. Bởi thế, họ cần cư xử chuẩn mực cho tương xứng với vị trí đó. Nếu dựa vào sự nổi tiếng mà có những phát ngôn vĩ cuồng, lối sống phi đạo đức hoặc trục lợi phi pháp thì cần có những hình phạt nghiêm khắc như đình chỉ hoặc tước giấy phép hành nghề”.
Cuối cùng không chỉ nghệ sĩ rèn luyện nghề nghiệp và văn hóa ứng xử mà cả công chúng cũng phải nâng cao trình độ và thị hiếu nghệ thuật để phân biệt vàng thau, không để những “ca sĩ thị trường” trở thành “ngôi sao” không xứng đáng, thao túng dư luận, kéo lùi thị hiếu nghệ thuật, khi cần biêt tẩy chay những nghệ sĩ “mì ăn liền”, những người phát ngôn tùy hứng, bừa bãi.
Phương Đông có những câu sâu sắc “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Y phục xứng kỳ đức”, Phương Tây cũng có ngạn ngữ : “Chiếc áo không làm nền thầy tu”. Đó cũng là những lời khuyên quý giá cho mọi người và riêng giới nghệ sĩ lại càng nên để tâm chú ý để phát ngôn và hành xử xứng đáng với danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ.
PHẠM XUÂN DŨNG
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
