Cụ thể, vào hôm qua (6/3), trong buổi làm việc với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đã đưa ra đề xuất, giảng viên có danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) được tính học hàm tương đương thạc sĩ; giảng viên có danh hiệu NSND có học hàm tương đương tiến sĩ.
Đây có thể coi là đề xuất kỳ cục. Bởi việc quy danh hiệu ra học hàm là điều rất khó chấp nhận. Cụ thể trong trường hợp các nghệ sĩ, các danh hiệu NSƯT, NSND là ghi nhận những cống hiến của nghệ sĩ với các lĩnh vực nghệ thuật. Còn học hàm là thước đo ghi nhận những đóng góp học thuật của các cá nhân trong các lĩnh vực họ tham gia nghiên cứu, tìm tòi, đóng góp tri thức.
Danh hiệu và học hàm dùng hai thước đo khác nhau, quy chuẩn khác nhau không thể đánh đồng và trộn lẫn. Thậm chí, không thể so sánh xem danh xưng nào “số má” hơn danh xưng nào!
Quay lại câu chuyện của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh, thực tế, có vẻ như các NSND, NSƯT ở đây cũng không quá ham học hàm, học vị qua cách quy đổi kỳ cục. Nhưng qua chia sẻ, thấy rõ, dù là trường đặc thù đào tạo diễn xuất song trường vẫn bị “trói” bởi các quy định liên quan tới học hàm học vị trên đầu giảng viên.
Tức là, phương thức quy đổi nghe kỳ cục được trường đề xuất cũng chỉ để đảm bảo hài hòa các tiêu chí chung áp vào môi trường đặc thù. Thực tế, đây là cách xử lý tình huống dễ dàng nhưng không phải tốt nhất. Bởi thấy rõ, cách quy đổi này gây bất bình rất lớn với một bộ phận công chúng. Hơn thế, chính những nghệ sĩ chân chính chắc hẳn cũng không hề vui vẻ gì khi danh xưng NSƯT, NSND đang bị biến thành trò cười với những viễn ảnh về “tiến sĩ chèo”, “thạc sĩ hài kịch”...
Vấn đề mấu chốt của các môi trường đặc thù như Đại học Sân khấu - Điện ảnh là giảm các tiêu chí liên quan tới học hàm hơn là tìm cách quy đổi tương đương. Bởi các tiến sĩ đào tạo diễn xuất không thể bằng các NSND, những người đã nhiều năm hành nghề, được công chúng và giới chuyên môn ghi nhận.
Điều tương tự diễn ra ở trường thể dục thể thao khi xuất hiện rất nhiều luận án liên quan tới các bộ môn thể dục thể thao mà dân gian vẫn nói vui là “tiến sĩ cầu lông”. Các vận động viên hoặc huấn luyện viên chuyên nghiệp, khẳng định được vị thế của mình trong giới qua các cuộc thi quốc tế hệ số chưa chắc đã bằng một người theo con đường học thuật, làm luận văn về cầu lông, cờ vua…
Trong khi Ánh Viên dạy bơi cho học viên sẽ tốt hơn một tiến sĩ bơi lội; HCV Olympics Hoàng Xuân Vinh dạy bắn súng cũng hiệu quả gấp ngàn lần một thạc sĩ bắn súng… Nhưng cách tính và yêu cầu của Bộ có phần máy móc, thiếu cơ chế cho những ngành đặc thù dẫn tới đề xuất khó hiểu như của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh.
Đề xuất kỳ cục ấy thoạt nghe thì nực cười, nhưng nghĩ kỹ lại, nó là phần nổi của tảng băng cứng nhắc, rập khuôn, đã và đang ám ảnh nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo đặc thù. Tiếng cười ấy không phải chỉ để mua vui hay phẫn nộ mà nó đặt ra những vấn đề bức bách của thực tế nhiều trường đòi hỏi giải pháp từ những nhà làm luật.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
