|
Theo số liệu từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có đến 60% công nhân phải thuê nhà ở gần các khu công nghiệp, khu chế xuất. Chưa kể nhiều công nhân tuy có nhà ở nhưng chất lượng rất thấp như quá chật chội, ẩm thấp, mới mưa đã ngập, đường sá đi lại rất khó khăn...
Khi nhận thấy công nhân lao động gặp rất nhiều khó khăn, Chính phủ dành gói 6.600 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trọng điểm. Mặc dù Thủ tướng đã có 4 công điện nhắc nhở và thúc giục nhưng nhiều tỉnh thành vẫn "bình chân như vại" và số lượng các địa phương chiếm gần nửa đất nước chưa giải ngân như đã nói ở trên là một thực tế không thể nào chấp nhận.
Người ta thường nói muốn làm điều gì thì khó khăn đầu tiên là tiền đâu? Không kinh phí thì không thể làm nổi chuyện gì nhưng đằng này đã có quyết định, đã có kinh phí, lại thêm 4 công điện khẩn từ Chính phủ đốc thúc mà tình hình không được cải thiện thì cần phải xem lại trách nhiệm lãnh đạo các địa phương.
Phải chăng đó là căn bệnh thờ ơ, vô cảm trước đời sống khó khăn của người hàng triệu người lao động? Sau khi nghe báo cáo các các bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân và công khai tên các tỉnh thành chưa giải ngân tiền cho người lao động trên báo chí.
Tính đến ngày 2/8 các địa phương mới phê duyệt cho hơn 17.000 doanh nghiệp với khoảng 1,2 triệu lao động, chiếm 1/3 hồ sơ về người lao động được đề nghị hỗ trợ, có nghĩa là còn đến 2/3 số lượng hồ sơ đang chờ giải quyết, trong khi ngày 15/8/2022 là thời hạn cuối triển khai chính sách này.
Trước tình hình này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã khẩn trương chỉ đạo công đoàn các cấp tăng cường công tác kiến nghị về chuyện các địa phương chậm giải ngân; với các địa phương đã giải ngân thì đồng hành với doanh nghiệp, đẩy mạnh tuyên truyền chính sách hỗ trợ về thuê nhà, trước hết là mức hỗ trợ và thủ tục hồ sơ, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ để bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng và mọi chuyện liên quan phải công khai, minh bạch.
Trở lại chuyện 29 tỉnh thành chậm giải ngân kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, đề nghị cần có sự kiểm tra và xử lý nghiêm để góp phần xây dựng một Chính phủ kiến tạo, chính quyền kiến tạo, thực sự quan tâm đến dân, trong đó có người lao động.
29 tỉnh thành chưa giải ngân đồng nào trong gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, tính đến ngày 2/8/2022 gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Bắc Kạn, Phú Thọ, Sơn La, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu.
Nếu bạn thấy bài viết hay, bổ ích, có thể ủng hộ Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" để tác giả viết nhiều bài hay hơn nữa phục vụ bạn đọc. Để mời tác giả "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
