Bà Hằng bị phạt và chuyện “tu cái miệng” Công trình giao thông dang dở, biết rồi vẫn phải nói Tôn nghiêm nghề giáo và thách thức của tân Bộ trưởng |
![]() |
Bộ GD&ĐT đề nghị không tăng học phí năm học 2021 - 2022. Ảnh: TĐ |
Cụ thể, Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về học phí sẽ hết hiệu lực khi năm học 2020 - 2021 kết thúc. Nghị định thay thế Nghị định 86 đang được hoàn thiện khiến nhiều người lo ngại về khả năng tăng học phí.
Tuy nhiên, Vụ Kế hoạch - Tài Chính, Bộ GD&ĐT chia sẻ, Bộ kiến nghị giữ nguyên mức học phí trong năm học tới. Lý do được đưa ra là dịch Covid-19 và các đợt thiên tai, bão lũ ở nhiều địa phương đã ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước và tác động đến thu nhập của người dân. Việc giữ nguyên mức học phí nhằm chia sẻ khó khăn, góp phần giảm gánh nặng về tài chính cũng như nỗi lo tăng học phí cho phụ huynh và học sinh.
Bên cạnh đó, Nghị định dự thảo thay thế Nghị định 86 của Bộ GD&ĐT cũng mở rộng đối tượng được miễn, giảm học phí, chi phí học tập. Đồng thời, Nghị định dự thảo cũng bổ sung nhiều chính sách đảm bảo tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho các nhóm yếu thế…
Điểm nhấn của Nghị định dự thảo là “trói” học phí với chất lượng giáo dục. Cụ thể, các cơ sở giáo dục công lập tự chủ tài chính sẽ chỉ được tăng học phí tương đương với kết quả kiểm tra chất lượng giáo dục. Các trường công lập chưa tự chủ tài chính hoặc đã tự chủ tài chính nhưng không đạt kiểm định chất lượng thì mức học phí không được vượt quá mức trần Nhà nước quy định.
Đồng thời, ngay cả việc tăng học phí của các trường tự chủ tài chính và đạt kiểm định chất lượng giáo dục cũng phải công khai giải trình với người học và xã hội. Các đơn vị này cần thuyết minh phương án tự chủ tài chính trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Rõ ràng, sau thông điệp nhắn gửi các nhà giáo về việc lập lại tôn nghiêm giáo dục, tự tôn nghề giáo, đây là thông điệp bằng hành động của tân Bộ trưởng với học sinh, sinh viên và phụ huynh cũng như xã hội. Rằng ngành Giáo dục đã không đứng ngoài nhịp đập của thời cuộc. Khi đất nước vừa trải qua một năm khó khăn, nhân dân nhọc nhằn vì dịch bệnh và thiên tai, ngành đã nỗ lực sát cánh cùng nhân dân, đất nước. Điều này hoàn toàn thống nhất với thông điệp về nền giáo dục nhân bản mà Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn từng mong mỏi ngay ngày đầu ngồi “ghế nóng”.
Giáo dục cũng như các ngành khác của xã hội rồi cũng sẽ dần phải rời xa dần “bầu sữa” ngân sách. Tuy nhiên, trong nghịch cảnh như năm vừa qua, không lạ khi kiến nghị không tăng học phí của Bộ GD&ĐT được người dân hoan nghênh. Bởi, người dân không bao giờ tiếc tiền cho giáo dục con em. Miễn là những khoản tiền ấy được sử dụng hợp lý.
Tự chủ giáo dục cũng là xu thế tất yếu. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc thả nổi cho các cơ sở giáo dục tự chủ muốn làm gì thì làm, muốn thu bao nhiêu thì thu bất chấp chất lượng giáo dục có tăng hay không. Việc thắt chặt học phí với chất lượng giáo dục cũng như đòi hỏi công khai giải trình trước người dân khi tăng học phí là điều tưởng chừng hiển nhiên. Nhưng khi Bộ đưa vào dự thảo, điều hiển nhiên ấy xứng đáng được khen ngợi nếu đặt vấn đề này trong các cú tăng học phí phát sốc của các cơ sở giáo dục công lập những năm trước.
Đây cũng vẫn chỉ là thông điệp đầu tiên của Bộ GD&ĐT dưới thời Bộ trưởng Sơn. Người dân cần nhiều hơn nữa những hành động dứt khoát, những điều tưởng hiển nhiên nhưng lại ngang nhiên bị bỏ qua suốt thời gian dài. Đơn cử như phụ huynh học sinh cần minh bạch hơn nữa những khoản thu ngoài học phí. Thậm chí, những khoản thu ngoài học phí cũng cần đưa vào khuôn khổ chứ không mạnh trường nào trường nấy thu.
Bên cạnh đó, vẫn còn những câu hỏi cần Bộ trả lời dõng dạc và xử lý rốt ráo liên quan tới SGK. Tới đây, có những bộ SGK sẽ tăng tới 2 - 3 lần, vậy chất lượng SGK có tăng theo không? Có hay không việc thả nổi giá sách cho các nhà sách? Tăng SGK, đánh thẳng vào túi tiền người dân vào lúc này có hợp thời điểm không?
Với những gì đã làm với học phí, tôi và nhiều người tin tưởng, Bộ GD&ĐT dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn sẽ có những giải pháp thấu tình đạt lý cho những câu hỏi trên. Bởi, nền giáo dục nhân bản sẽ khác nền giáo dục “ngân bản” rất nhiều.
![]() 32 năm gắn bó với tổ chức Công đoàn, anh Nguyễn Đăng Bảo - Phó chủ tịch thường trực LĐLĐ tỉnh Quảng Trị tự ... |
![]() Bà Hằng đây chính là bà Nguyễn Phương Hằng (50 tuổi), vợ ông Dũng "lò vôi", ngụ phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Còn ... |
![]() Đau xót trước sự ra đi đột ngột của chị Vũ Thúy Hà (sinh năm 1978, công nhân vệ sinh môi trường), người thân của ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
