Công đoàn Công Thương Việt Nam: Cần thực sự đổi mới hơn nữa Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào miền Trung |
![]() |
Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinatex |
Trong 3 đợt dịch đầu tiên, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) không có người mắc Covid-19. Tuy nhiên, trong đợt dịch thứ 4, đã có doanh nghiệp ở Bắc Ninh và Đà Nẵng có người lao động là F0. Doanh nghiệp buộc phải ngừng sản xuất, bị thiệt hại không nhỏ.
“Năm 2021, tình hình dịch bệnh còn phức tạp hơn khi các doanh nghiệp đã có các hợp đồng kinh tế, thời gian giao hàng cụ thể, trách nhiệm rõ ràng gắn với nhà sản xuất. Việc dừng sản xuất, giao hàng chậm, dù là do khách quan thì vẫn cần thương lượng kỹ với người mua để giảm thiểu thiệt hại cho cả hai phía. Đơn cử, khi bị chậm sản xuất mà phải đổi việc vận chuyển hàng từ đường thủy sang đường hàng không thì doanh nghiệp may chắc chắn lỗ cho đơn hàng đó” - ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex chia sẻ.
![]() |
Các doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm đơn hàng thời đại dịch. Ảnh: ST |
Trong quý I/2021, các doanh nghiệp ngành Dệt May đã quay lại mức tăng trưởng 10% và có nhiều cơ hội phục hồi ở mức trước khi có đại dịch Covid-19. Hiện nay, đơn hàng của đại đa số các đơn vị đã ký đến tháng 7, tháng 8, nhiều đơn vị có đơn hàng hết quý III, thậm chí quý IV.
Nhưng điều mà nhiều doanh nghiệp lo lắng nhất là không may có dịch bệnh, phải giãn cách khiến người lao động không thể đến nhà máy làm việc. Nếu không đảm bảo nhân công phục vụ sản xuất, giao hàng đúng hạn, doanh nghiệp sẽ bị phạt, hủy đơn hàng. Thiệt hại toàn ngành Dệt May có thể lên tới hàng tỷ đô la Mỹ.
![]() |
Công nhân ngành Dệt May làm việc trong môi trường tập trung đông người. Ảnh: VOV |
Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, Công ty CP May Đáp Cầu đã xuất hiện ca bệnh. Ông Lương Văn Thư - Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc công ty vừa lo đàm phán với khách hàng để giãn thời gian giao hàng, vừa gửi đơn tới các cấp chính quyền để xin nới cách ly nhà máy, cho công nhân đi làm bình thường.
“Chúng tôi cho phun khử khuẩn toàn bộ khu vực sản xuất có ca F0, xét nghiệm toàn bộ 1.500 công nhân. Nhờ làm tốt công tác phòng, chống dịch, sau đó 3 tuần ở các nhà máy May Đáp Cầu không phát sinh thêm F0”, ông Lương Văn Cầu cho biết.
![]() |
Doanh nghiệp ngành Dệt May mong muốn tiêm vaccine cho công nhân. Ảnh: VOV |
Tuy nhiên, theo ông Lương Văn Cầu, thực hiện Chỉ thị 56 của tỉnh Bắc Ninh, yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện cách ly, cho công nhân ăn nghỉ tại nơi làm việc để phòng Covid-19 lây lan, công ty buộc phải dừng sản xuất đối với nhà máy ở Thị Cầu, Đáp Cầu từ 18/5 và nhà máy ở Yên Phong từ 2/6. Hiện tại, công ty chưa có giải pháp khả dĩ nào để giải quyết các đơn hàng.
Cũng theo ông Cầu, dù 50% công nhân công ty đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 nhưng để tổ chức sản xuất lại được thì doanh nghiệp cần tiêm vaccine cho tất cả người lao động.
Nhiều doanh nghiệp trong Vinatex cũng cho rằng muốn đạt miễn dịch cộng đồng, đảm bảo sản xuất an toàn trong lâu dài, thì phải tiêm vaccine cho toàn bộ người lao động.
![]() |
Các doanh nghiệp ngành Dệt May gặp nhiều khó khăn trong dịch Covid-19. Ảnh: VOV |
“Khi Chính phủ có chủ trương trong đợt dịch mới là “5K + vaccine” thì tất cả các doanh nghiệp ngành Dệt May đều đồng thuận và hưởng ứng cao. Các đơn vị trong tập đoàn đều có chung quan điểm là đăng ký với Chính phủ, sẵn sàng chịu mọi chi phí để tiêm được vaccine cho người lao động của mình.
Đối với đợt đầu tiên, chúng tôi mong muốn tất cả người lao động trực tiếp được tiêm vaccine. Sau đó, nếu lượng vaccine đủ thì tiến tới tiêm cả cho những người trong gia đình, những người sống cùng người lao động. Dự kiến, để tiêm đủ 2 liều cho mỗi công nhân và cả gia đình họ thì Vinatex cần khoảng 1 triệu liều vaccine”, ông Lê Tiến Trường chia sẻ.
Hiện các doanh nghiệp đã cố gắng dồn nguồn lực mua vaccine cho người lao động nhưng chưa thể có ngay được nguồn hàng.
| |
Công nhân ngành Dệt May cùng gia đình sẽ được tiêm vaccine theo chủ trương của doanh nghiệp. Ảnh: ST |
“Hiện nay chúng tôi mới tiếp cận được vaccine theo Nghị quyết 21/NQ-CP2021. Nguồn này phân bổ cho các Ban chỉ đạo phòng, chống dịch ở các đơn vị trong vùng dịch. Tuy nhiên, Nghị quyết 21/NQ-CP2021 thực thi khi TP. HCM chưa trở thành vùng dịch. Do đó, các đơn vị của Vinatex ở TP. HCM lại chưa được tiêm.
Chúng tôi mong muốn tiếp tục triển khai rộng thêm để sớm tiêm vaccine cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của các doanh nghiệp, công ty con và các nhà máy trực thuộc tập đoàn. Sau những người tuyến đầu này thì triển khai tới người lao động tại các trung tâm sản xuất lớn tại các khu công nghiệp, có nguy cơ cao. Tiếp đó, đến các doanh nghiệp có từ 2.000 người lao động trở lên. Cuối cùng mới đến các doanh nghiệp có số lượng người lao động chỉ vài trăm người như các doanh nghiệp sợi, dệt”, ông Lê Tiến Trường thông tin.
Theo ông Lê Tiến Trường, cách làm của Vinatex là không huy động, mà coi đây là việc cần làm của từng doanh nghiệp trực thuộc. Mỗi doanh nghiệp cần tự lo nguồn chi phí tiêm vaccine cho người lao động của mình. Trong trường hợp doanh nghiệp nào thực sự khó khăn thì tập đoàn sẽ hỗ trợ khoản chi này. Hiện nay nhà nước đã cho phép hạch toán chi phí mua vaccine vào chi phí sản xuất. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm, giảm các hoạt động khác để đảm bảo có thể chi trả khoản mua vaccine cho người lao động. Điều này còn thể hiện tình cảm của người sử dụng lao động đối với người lao động.
![]() Các cấp Công đoàn tỉnh Bình Dương đang triển khai nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ, phòng, chống dịch Covid-19 cho người lao động ... |
![]() 5 năm qua, Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An thực hiện chính sách cho công nhân lao động vay tiền để ... |
![]() LĐLĐ tỉnh Bắc Giang vừa chỉ đạo các cấp công đoàn giám sát doanh nghiệp trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
