![]() |
Bắc Giang tăng cường xét nghiệm Covid-19 để nhiều doanh nghiệp quay trở lại sản xuất - Ảnh: Đặng Lợi (Báo Tuổi trẻ) |
Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 tác động đến hàng trăm nghìn công nhân, lao động của tỉnh Bắc Giang, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB và XH) tỉnh Bắc Giang đã có Công văn số 829/LĐTB&XH ngày 19/5/2021 về việc trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động phải ngừng việc do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Căn cứ vào Công văn trên, LĐLĐ tỉnh yêu cầu các công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 đề nghị chủ doanh nghiệp thực hiện trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động phải ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 gồm: Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì doanh nghiệp trả lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019.
![]() |
Lãnh đạo Bộ Y tế và UBND tỉnh Bắc Giang kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Khu công nghiệp Quang Châu (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Ảnh: BYT |
Cụ thể: Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Đối với doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu dẫn tới không bố trí đủ việc làm, người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019; nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Lao động 2019. Nếu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 36 hoặc Điều 42 Bộ luật Lao động 2019.
![]() |
Nhà máy SAKKWANG (Khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Ảnh: BYT |
Cụ thể, điểm C Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động quy định: Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc. Người sử dụng lao động phải tuân thủ quy định về thời gian báo trước cho người lao động theo hợp đồng ký kết.
Khoản 4 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm. Việc cho thôi việc đối với người lao động chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh và cho người lao động.
![]() |
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân. Ảnh: BYT |
Theo LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, tất cả các doanh nghiệp của tỉnh đều bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp trong 4 khu công nghiệp phải ngừng hoạt động từ ngày18/5/2021. Các doanh nghiệp khác ngoài khu công nghiệp được tiếp tục duy trì hoạt động, nhưng quy mô sản xuất phải thu hẹp do công nhân lao động bị cách ly tập trung hoặc cư trú trên các địa bàn bị cách ly, giãn cách xã hội không thể đến nhà máy làm việc. Có trên 200.000 công nhân lao động phải nghỉ việc do phải cách ly, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động liên quan đến dịch Covid-19.
"Các công đoàn cơ sở đã chủ động phối hợp với người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế, chính quyền địa phương; xây dựng phương án cho người lao động nghỉ luân phiên, nghỉ phép năm. Đồng thời bố trí các ca làm việc hợp lý để phòng, chống dịch bệnh lây lan; đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể…
Những công nhân lao động nghỉ việc do điều trị SARS-CoV-2, thực hiện cách ly tập trung hoặc cư trú trên các địa bàn bị cách ly, công đoàn cơ sở thương lượng với người sử dụng lao động và được lãnh đạo doanh nghiệp cam kết trả lương bằng 70% mức lương tối thiểu vùng trong thời gian nghỉ việc tạm thời hoặc áp dụng tính ngày nghỉ phép năm để đảm bảo thu nhập của người lao động không thấp hơn lương tối thiểu vùng. Đến nay, một số doanh nghiệp đã trả lương cho công nhân ít nhất bằng lương tối thiểu vùng cho 14 ngày đầu làm việc theo quy định” - ông Nguyễn Văn Bắc - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Bắc Giang cho biết.
![]() |
Doanh nghiệp chuẩn bị đón công nhân trở lại sản xuất. Ảnh: ST |
LĐLĐ tỉnh đã chi hỗ trợ khẩn cấp cho công nhân, lao động là F0, F1 theo hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho 3.755 đoàn viên công đoàn, người lao động. Trong đó có 1.942 trường hợp là F0 được hỗ trợ 2 triệu đồng/người; 1.812 trường hợp F1 được hỗ trợ 500.000 đồng/người; hỗ trợ 1 công nhân tử vong do Covid-19 là 10 triệu đồng). Tổng số tiền hỗ trợ là 4,8 tỷ đồng.
![]() |
LĐLĐ tỉnh Bắc Giang hỗ trợ công nhân lao động khó khăn do dịch Covid-19. |
![]() Theo PGS.TS Vũ Quang Thọ, cán bộ công đoàn muốn làm tròn vai trò thủ lĩnh, phải biết đau nỗi đau của công nhân lao ... |
![]() Tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng, có nguy cơ cao “tràn” vào các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP.HCM. Tại Khu ... |
![]() Bảo hiểm xã hội Việt Nam mới đây thống nhất với nội dung đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc miễn đóng |