![]() |
Nhiều công nhân lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Ảnh: TN |
Cụ thể, ngày 11/6, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có văn bản gửi Bộ LĐ-TB&XH tham gia ý kiến đối với kiến nghị bổ sung đối tượng hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Theo đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất với đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam về một số đề xuất Chính phủ trong chính sách hỗ trợ người lao động được miễn đóng vào quỹ BHYT và duy trì thẻ BHYT cho người lao động bị mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; những đối tượng phải thực hiện cách ly y tế từ 14 ngày trở lên tại nơi cách ly tập trung (F1) hoặc tại nhà (F2) hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đề nghị khi ban hành chính sách có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, chủ sử dụng lao động, cơ quan quản lý Nhà nước về lao động khi thiết lập danh sách người thuộc diện được hỗ trợ để đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng và kịp thời.
Đối với chính sách đề xuất miễn đóng BHYT với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng tiền lương, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất với nội dung kiến nghị.
Về đề xuất duy trì thẻ BHYT đối với người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cơ bản thống nhất với nội dung của đề xuất này.
![]() |
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đồng ý chính sách duy trì thẻ BHYT đối với người lao động bị mất việc trong thời gian tối đa 8 tháng. Ảnh: MC |
Theo quy định hiện hành, người sử dụng lao động đóng 3% mức lương tối thiểu và người lao động miễn đóng BHYT 1,5%. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đồng ý chính sách duy trì thẻ BHYT đối với người lao động bị mất việc trong thời gian tối đa 8 tháng. Nhưng đối tượng được hưởng chính sách này phải có thời gian tham gia BHYT đủ 2 năm liên tục trước thời điểm bị mất việc.
Thời gian miễn đóng tối đa 8 tháng, tính từ tháng 6/2021 – 1/2022.
Ngoài ra, theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nội dung kiến nghị thay đổi trách nhiệm đóng BHYT (người lao động bằng 0%) là việc quyết định hưởng chính sách đối với người lao động trong thời gian không tham gia đóng BHYT vượt quá thẩm quyền của Chính phủ. Hiện nay, Quốc hội là cơ quan đưa ra quyết định các vấn đề này. Do đó, cần báo cáo cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng.
Những chính sách mới về BHYT, có hiệu lực từ 1/7/2021
![]() |
Nhiều chính sách mới về BHYT có hiệu lực từ 1/7/2021. Ảnh minh họa |
Từ ngày 1/7/2021, một số văn bản sẽ chính thức có hiệu lực và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những người tham gia BHYT.
Thêm đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí
Cụ thể, Nghị định 20/2021/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hiệu lực từ 1/7 bổ sung thêm một số trường hợp được cấp thẻ BHYT miễn phí. Đó là người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (người đơn thân nghèo đang nuôi con). Trước đó, theo quy định hiện hành, chỉ có con của những người này mới được hỗ trợ thẻ BHYT.
Đổi khái niệm về hộ gia đình tham gia BHYT
Theo Luật Cư trú 2020 có hiệu lực từ 1/7/2021, hộ gia đình tham gia BHYT là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trong khi đó, Luật BHYT hiện hành quy định hộ gia đình tham gia BHYT bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Công khai giá dịch vụ khám, chữa bệnh với người có thẻ BHYT
![]() |
Từ 1/7/2021, các bệnh viện công lập cần phải công khai giá thu dịch vụ khám, chữa bệnh đối với người bệnh có thẻ BHYT. Ảnh: BG |
Theo Thông tư 05/2021/TT-BYT, từ 1/7/2021, các bệnh viện công lập cần phải công khai giá thu dịch vụ khám, chữa bệnh đối với người bệnh có thẻ BHYT, giá thu dịch vụ khám, chữa bệnh không theo yêu cầu đối với người bệnh không có thẻ BHYT; chế độ miễn, giảm giá dịch vụ khám, chữa bệnh; thực hiện chính sách BHYT; thanh toán giá và chi phí khám, chữa bệnh.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng được quyền tham gia đóng góp ý kiến và giám sát về việc thực hiện các chế độ chính sách y tế liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có chính sách BHYT, thái độ phục vụ của y, bác sĩ…
Ưu đãi về BHYT cho thân nhân của thương binh, bệnh binh
Theo Pháp lệnh này, không chỉ thương binh, bệnh binh cũng được hưởng chính sách ưu đãi về BHYT mà thân nhân của họ cũng được hưởng chính sách này.
Cụ thể:
- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
- Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, người phục vụ bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.
Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo định suất
![]() |
Nhân viên y tế hướng dẫn tạm thời việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT đối với người có thẻ BHYT trong thời gian cách ly y tế tập trung và một số trường hợp khác trong thời gian dịch bệnh do Covid-19. Ảnh: YB |
Thông tư 04/2021/TT-BYT về hướng dẫn thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo định suất sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7/2021.
Theo Thông tư này, Quỹ định suất là số tiền được xác định trước, giao cho cơ sở khám, chữa bệnh BHYT để khám, chữa bệnh ngoại trú cho người bệnh có thẻ BHYT trong phạm vi định suất, trong khoảng thời gian nhất định.
Phạm vi định suất đối với các bệnh viện tuyến huyện trở xuống là toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh ngoại trú trong phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT, trừ một số chi phí khác.
Trong khi đó, phạm vi định suất đối với các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương áp dụng đối với tất cả cơ sở có thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu và toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh ngoại trú trong phạm vi định suất của người bệnh đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu phát sinh tại cơ sở, trừ một số chi phí khác.
![]() “Là cán bộ công đoàn, khi thấy đoàn viên của mình rơi vào khó khăn, nguy hiểm do dịch bệnh thì sự an toàn của ... |
![]() Bắt đầu từ ngày hôm nay (13/6) đến 15/6, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp nhận công nhân về từ tỉnh Bắc Giang (nếu có nhu ... |
![]() Mới đây, trong văn bản trả lời UBND quận Hà Đông và các cơ quan liên quan, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Nam ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
