Công đoàn

Chương trình "Bếp ăn yêu thương" của Công đoàn Trường Tiểu học Mà Cooih: Ấm áp, sẻ chia

PHAN NGUYÊN
Tác giả: PHAN NGUYÊN
“Bếp ăn yêu thương” của Công đoàn Trường TH Mà Cooih, huyện Đông Giang, Quảng Nam dẫu còn thiếu thốn nhưng vẫn “đỏ lửa” suốt 2 năm nay. Bếp ăn này phục vụ những suất cơm nóng hổi cho các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch và những bệnh nhân là đồng bào dân tộc Cơ Tu có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương trao quà Tết cho công nhân lao động Quảng Nam Quảng Nam công bố kế hoạch thưởng Tết, cao nhất 492 triệu đồng Quảng Nam: "Biệt đội' săn lùng Covid-19 ở phao số 0
Quảng Nam: “Bếp ăn yêu thương” nơi vùng núi Đông Giang
Cô Nguyễn Thị Hạ Lựu - Phó Chủ tịch Công đoàn Trường TH Mà Cooih phát động và trực tiếp nấu những suất ăn cho tuyến đầu chống dịch (Ảnh: NVCC)

Cô Nguyễn Thị Hạ Lựu - Phó Chủ tịch Công đoàn Trường TH Mà Cooih chia sẻ: "Đông Giang là huyện miền núi cao của Quảng Nam, đa số đồng bào là người dân tộc Cơ Tu. Đời sống người dân phụ thuộc hoàn toàn vào núi rừng nên còn nhiều khó khăn. Khi dịch bệnh bùng phát, nhiều người bị nhiễm Covid -19. Để góp phần san sẻ nỗi vất vả của các y bác sĩ, các lực lượng tuyến đầu chống dịch cùng các bệnh nhân, Công đoàn nhà trường đã phát động chương trình “Bếp ăn yêu thương” để nấu những suất cơm chất lượng phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Lãnh đạo nhà trường và toàn thể đoàn viên đã nhiệt tình ủng hộ và tham gia tích cực hoạt động này".

"Bếp ăn yêu thương" của Công đoàn Trường TH Mà Cooih phục vụ trung bình từ 100 đến 150 suất cơm mỗi ngày. Các giáo viên của nhà trường đã thay nhau đi chợ, nấu ăn và mang đến các khu cách ly tập trung, Trung tâm Y tế huyện và các chốt chặn để phục vụ các y bác sĩ, lực lượng tuyến đầu và bệnh nhân đang điều trị Covid-19. Cứ thế, hai năm qua, bếp ăn của nhà trường đã phục vụ hàng nghìn suất ăn cho các lực lượng. Toàn bộ kinh phí hoạt động của bếp ăn dựa vào sự đóng góp của lãnh đạo nhà trường, toàn thể đoàn viên và các mạnh thường quân trên địa bàn huyện.

Các cô giáo Trường Tiểu học Mà Cooih vượt qua bao thiếu thốn giữ “Bếp ăn yêu thương” đỏ lửa suốt 2 năm qua (Ảnh: CĐ Trường Tiểu học Mà Cooih)
Các cô giáo Trường TH Mà Cooih thay nhau "đỏ lửa" bếp ăn yêu thương suốt 2 năm qua (Ảnh: CĐ Trường TH Mà Cooih)

Hai năm qua, các y bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Đông Giang thường xuyên đón nhận các suất cơm từ giáo viên Trường TH Mà Cooih. Chị Phan Thị Huyền Linh, Điều dưỡng trưởng Trung tâm Y tế huyện Đông Giang chia sẻ: “Làm việc ở vùng núi xa xôi, còn thiếu thốn về vật chất, nhu yếu phẩm thì những suất cơm nóng hổi có đầy đủ thịt rau như thế thật sự rất có ý nghĩa đối với chúng tôi. Đoàn viên công đoàn cùng chia sẻ và hỗ trợ cho nhau, động viên nhau hoàn thành tốt công việc được giao".

Quảng Nam: “Bếp ăn yêu thương” nơi vùng núi Đông Giang
Những bữa cơm được hỗ trợ có đầy đủ chất dinh dưỡng (Ảnh: CĐ Trường TH Mà Cooih)

Những ngày qua, số ca mắc Covid -19 sau Tết tăng, trong khi xe chở lương thực từ đồng bằng chưa kịp lên, "Bếp ăn yêu thương" của Công đoàn Trường TH Mà Cooih may mắn được bà con hỗ trợ rau, củ, quả để nấu ăn, kịp thời phục vụ các lực lượng tuyến đầu chống dịch và bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Cô giáo Nguyễn Thị Hạ Lựu - Phó Chủ tịch Công đoàn nhà trường, người gắn bó với bếp ăn từ những ngày đầu khởi xướng, xúc động chia sẻ: "Tôi cảm thấy may mắn khi ở trong một tập thể có tinh thần đoàn kết, sẻ chia và hỗ trợ lẫn nhau. Lãnh đạo nhà trường và toàn thể đoàn viên luôn ủng hộ và tham gia tích cực các hoạt động do công đoàn phát động. Hai năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các lực lượng tuyến đầu rất vất vả, nhà trường có đông đoàn viên nữ nên việc thiết thực nhất mà chúng tôi có thể hỗ trợ đó là nấu các suất ăn sạch sẽ, hợp khẩu vị để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch".

Cô giáo Lê Thị Bé không thể quên được hình ảnh những nữ nhân viên y tế chở người mắc F0 trên xe máy đến chữa bệnh. Cô bảo rằng, những nhân viên đó họ cũng có gia đình, cũng có con nhỏ nhưng vẫn ngày đêm kiên trì chống dịch, không quản ngại nguy hiểm dù họ có thể bị lây nhiễm bệnh bất cứ lúc nào.

"Thế nên, việc làm của Công đoàn trường càng trở nên ý nghĩa. Sau một buổi làm việc vất vả, có suất cơm ngon để ăn cũng giúp họ lấy lại sức và bớt mệt mỏi hơn", cô Bé nói.

Quảng Nam: “Bếp ăn yêu thương” nơi vùng núi cao Đông Giang
Nhân viên y tế huyện Đông Giang chở em bé đi cách ly bằng xe máy (Ảnh: CĐ Trường TH Mà Cooih)

Chị Hồng Dự, người tiếp nhận và điều phối suất cơm tại Trung tâm Y tế huyện Đông Giang kể lại: “Tôi ước sao tất cả mọi người được nhìn thấy niềm vui, sự háo hức trên đôi mắt của những bệnh nhân khi được nhận cơm. Đối với họ những suất cơm đó rất quý giá, những buổi sáng được thông báo có cơm từ thiện là họ luôn chờ đợi. Có một bệnh nhân đã xuất viện mấy tháng trước mà vẫn nhớ và quay lại cảm ơn và khen cơm ngon. Chúng tôi rất mong những suất cơm ấm áp yêu thương như thế được duy trì để giúp đỡ những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn vơi bớt nỗi lo”.

Chương trình
Mỗi ngày, "Bếp ăn yêu thương" của Công đoàn Trường TH Mà Cooih phục vụ từ 100 đến 150 suất cơm cho tuyến đầu chống dịch và bà con dân tộc Cơ Tu (Ảnh: CĐ Trường TH Mà Cooih)

Ngoài việc tổ chức chương trình "Bếp ăn yêu thương", Công đoàn Trường TH Mà Cooih còn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa như: Làm 500 chiếc mũ chống giọt bắn tặng cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, quyên góp hỗ trợ vật tư y tế, trang thiết bị cho khu cách ly; xây dựng các video với chủ đề “Bình yên nhé Đông Giang yêu thương” để lan tỏa đến đông đảo bà con miền núi về công tác phòng, chống dịch bệnh.

Hỗ trợ những chốt chặn trên địa bàn huyện Đông Giang đợt dịch vừa qua (Ảnh: CĐ Trường Tiểu học Mà Cooih)
Công đoàn Trường TH Mà Cooih hỗ trợ nhu yếu phẩm cho các chốt kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn huyện (Ảnh: CĐ Trường Tiểu học Mà Cooih)

Ông Hồ Ngọc Tiến – Chủ tịch LĐLĐ huyện Đông Giang chia sẻ: " Chương trình "Bếp ăn yêu thương" được thực hiện trong hai năm qua của Công đoàn Trường TH Mà Cooih rất đáng biểu dương và ghi nhận. Đó là sự nỗ lực rất lớn của tập thể nhà trường, đã đồng hành liên tục, không mệt mỏi để hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Cô Nguyễn Thị Hạ Lựu - Phó Chủ tịch Công đoàn trường đã rất tích cực trong việc kêu gọi các cơ quan, đơn vị, mạnh thường quân và người dân hỗ trợ cho "Bếp ăn yêu thương". Từ những hoạt động thiết thực, tích cực của Công đoàn trường đã tạo hiệu ứng, lan tỏa thêm nhiều hoạt động ý nghĩa của các công đoàn cơ sở khác, góp phần cùng với Công đoàn toàn huyện đồng hành hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh".

Chương trình
Những suất ăn sáng miễn phí phục vụ bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện Đông Giang do CĐ Trường TH Mà Cooih tổ chức (Ảnh: Trung tâm Y Tế huyện Đông Giang cung cấp)

Vui vì những điều ý nghĩa đã làm được trong hai năm qua, cô Nguyễn Thị Hạ Lựu - Phó Chủ tịch Công đoàn nhà trường vui vẻ nói: "Chúng tôi mong muốn sau này khi dịch bệnh được đẩy lùi, các mạnh thường quân và bà con vẫn hỗ trợ nguồn kinh phí hoặc nhu yếu phẩm để bếp ăn tiếp tục “đỏ lửa” giúp cho các em học sinh và bà con bị đau ốm, bệnh tật có được những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng hơn”.

Người lao động Công ty Vienergy đi làm trở lại khi quyền lợi đảm bảo Người lao động Công ty Vienergy đi làm trở lại khi quyền lợi đảm bảo

Sau 2 ngày ngừng việc tập thể, hơn 5.000 công nhân Công ty TNHH Vienergy (Công ty Vienergy) đã đồng ý đi làm trở lại ...

“Giáo viên không được gọi học sinh là con “Giáo viên không được gọi học sinh là con": Cần cởi mở

Vừa qua, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã nêu quan điểm trên trang cá nhân yêu cầu giáo viên không gọi học sinh là ...

Công đoàn tích cực đàm phán, Công ty TNHH Viet Glory đồng ý tăng 6% lương cơ bản Công đoàn tích cực đàm phán, Công ty TNHH Viet Glory đồng ý tăng 6% lương cơ bản

Sáng 12/2, đoàn công tác của LĐLĐ tỉnh Nghệ An do đồng chí Nguyễn Chí Công - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh làm trưởng đoàn ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm