Anh Hồ Trung Hội - công nhân điển hình của Điện lực Quảng Nam
Công đoàn

Anh Hồ Trung Hội - công nhân điển hình của Điện lực Quảng Nam

Hồ Trung Hưng
Tác giả: Hồ Trung Hưng
Anh Hồ Trung Hội, công nhân Đội Sửa chữa nóng lưới điện Quảng Nam là người lao động bình dị mà cần mẫn. Anh đã có nhiều thành tích nổi bật và có nhiều sáng kiến góp phần vào việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho hệ thống phân phối điện khu vực Quảng Nam.
Đà Nẵng, Quảng Nam: Công nhân, Công đoàn chủ động phòng chống bão số 6

Chỉ mong được làm công nhân điện

Tôi gặp anh Hồ Trung Hội tại sân tập kết vật tư, thiết bị điện ở trụ sở của Đội Sửa chữa nóng lưới điện Quảng Nam khi anh vừa lái xe gàu nâng đi xử lý sự cố điện ở Thăng Bình về.

Áo quần anh xộc xệch, ướt sũng mồ hôi. Thú thật lần đầu nhìn thấy anh công nhân ngành Điện như vậy, với cái vẻ ngoài trầm lặng, ít nói của anh công nhân kiêm tài xế xe gàu nâng này, tôi không có ấn tượng gì mấy. Tuy nhiên, càng tiếp xúc gần, anh Hội càng chứng tỏ anh là một công nhân điện thời đại “bốn chấm không” đa năng, rất nghệ sỹ và chân thành.

Anh Hồ Trung Hội - công nhân điển hình của Điện lực Quảng Nam
Đội sửa chữa nóng điện lưới Quảng Nam. Ảnh: ĐVCC

Anh Hội sinh ra và lớn lên ở làng Hoà Hương, nơi trước đây có Nhà máy đèn Tam Kỳ với các cỗ máy diezel nặng hàng chục tấn chạy xập xình ngày đêm, phát điện hòa lưới quốc gia nhằm cấp điện cho huyện lỵ Tam Kỳ, bây giờ là thành phố Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam. Ở gần Nhà máy đèn, người lớn không thích tiếng nổ ồn ào suốt ngày của những cỗ máy diezel cũ kỹ thời Liên Xô cũ, song tuổi thơ của Hội đầy ắp những niềm vui và ước mơ được làm anh công nhân ngành Điện.

Hằng ngày ngoài giờ học, anh Hội thường hay lân la đến trước cổng Nhà máy đèn để nhìn mấy anh công nhân điện trong bộ đồng phục xanh da trời hoặc màu da cam đang thao tác bên các cỗ máy và anh Hội chỉ mong được làm anh thợ điện!

Ước vọng của Hội trái với ý muốn và suy nghĩ của cha mẹ anh, bởi trong gia đình anh đã có một người anh là kỹ sư điện, một anh khác là cử nhân kinh tế. Cha anh tuyên bố thẳng thừng: “Con phải học đại học như các anh chị của con, thì cha mẹ mới cho tiền đi học”, song Hội vẫn nhất quyết xin cha mẹ cho dự thi vào học lớp công nhân điện tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật điện Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Đà Nẵng.

Cuối cùng rồi thì gia đình cũng “thua”, đồng ý cho anh thực hiện nguyện vọng của mình. Dưới mái trường này, suốt cả khóa học, anh Hồ Trung Hội luôn luôn là học sinh ưu tú. Năm 2000 ra trường, anh Hội được Điện lực Quảng Nam tuyển chọn bố trí vào làm công nhân sửa chữa điện tại Đội sửa chữa thiết bị điện của Phân xưởng Điện là nơi Nhà máy đèn Tam Kỳ đóng chân trước đây.

Người thợ giỏi, có nhiều sáng kiến và thành tích

Vui mừng vì ước mơ của mình đã trở thành hiện thực, từ đó anh Hội vừa làm, vừa ra sức tìm tòi, học hỏi từ các đàn anh đi trước và học hỏi từ các anh trong chính gia đình mình. Chỉ sau hơn 10 năm làm việc trong môi trường đầy ắp những người có nhiều kinh nghiệm, anh Hồ Trung Hội sớm trưởng thành, kiến thức chuyên ngành điện không ngừng được nâng cao, tay nghề thực tế vững vàng hơn.

Anh Hồ Trung Hội - công nhân điển hình của Điện lực Quảng Nam
Anh Hồ Trung Hội. Ảnh: ĐVCC

Lúc bấy giờ Phân xưởng Điện là một trong những đơn vị được mệnh danh là “chiếc nôi sáng kiến”, anh Hội cũng là người đã cùng anh em trong Đội đóng góp tích cực vào phong trào sáng kiến của Phân xưởng, bản thân anh cũng đã trình làng 4 sáng kiến được Công ty Điện lực Quảng Nam công nhận. Vào năm 2015, ở lứa tuổi 37, với 15 năm tuổi nghề, anh Hồ Trung Hội đã sớm được công nhận thợ bậc 7/7 về sửa chữa điện, thời ấy rất ít người có tay nghề như thế!

Làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, hằng ngày anh Hội cùng các công nhân không chỉ mang vác, vận hành những thiết bị điện nặng nề đầy dầu mỡ, mà còn thường xuyên tiếp xúc với dòng điện và một số các thiết bị điện có chứa một số hóa chất độc hại. Vì thế anh Hồ Trung Hội luôn đặt vấn đề an toàn lên trên hết, không chỉ cho bản thân mình mà còn cho anh em công nhân trong cả đội công tác.

Với ý thức an toàn lao động cao, thực hành an toàn vệ sinh lao động khá tốt, anh Hội được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Công đoàn, kiêm An toàn vệ sinh viên của Đội sửa chữa thiết bị điện trong suốt 12 năm liền. Suốt thời gian đó, anh Hội cùng Đội An toàn vệ sinh viên của Phân xưởng Điện được cử tham gia các đợt hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi do Công ty Điện lực Quảng Nam tổ chức, không nhiều thì ít năm nào cũng đoạt giải.

Riêng trong năm 2012, anh Hội dự thi an toàn vệ sinh viên giỏi tại Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã mang về giải Nhất; dự Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi do tỉnh Quảng Nam tổ chức (dự thi các tiết mục phụ), được UBND tỉnh khen thưởng. Nhiều năm, anh Hồ Trung Hội đã được Công ty Điện lực Quảng Nam và EVNCPC khen thưởng thành tích xuất sắc về làm công tác an toàn, vệ sinh lao động. Với sự nỗ lực phấn đấu trong suốt quá trình công tác, năm 2009 anh Hội đã được kết nạp vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Vũ Văn Nghiêm, nguyên Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật Công ty Điện lực Quảng Nam cho biết: “Hội là một công nhân hiền lành, lễ phép và có quy củ, với tinh thần làm việc chủ động, sáng tạo nhưng biết tôn trọng chỉ đạo của cấp trên và lối làm việc theo nhóm thì tuyệt vời. Do có thái độ cầu thị, ham học hỏi, lại siêng năng, cần mẫn, sáng trí nên Hội luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với nhiều sáng kiến kinh nghiệm và năm nào cũng đạt danh hiệu lao động tiên tiến. Vì vậy Hội được chọn lựa vào Đội sửa chữa điện nóng ngay từ đầu là hợp lý!”.

Không chỉ là an toàn lao động mà còn phải an toàn giao thông

Hồi còn trực thuộc Công ty Điện lực Quảng Nam, Đội sửa chữa điện nóng chỉ tập trung vào công tác chuyên môn, còn việc lái xe nâng, xe bán tải đưa đón công nhân và chở vật tư, thiết bị điện thì có đội ngũ lái xe hùng hậu của Công ty đảm nhận. Từ khi Xí nghiệp Điện Cơ đổi tên thành Xí nghiệp Dịch vụ Điện lực Quảng Nam và chuyển sang trực thuộc Công ty Dịch vụ Điện lực miền Trung, thì Đội sửa chữa điện nóng thiếu đi nhân viên lái xe chuyên dụng. Anh Hội và một số công nhân đã được cho đi học lái xe nâng và xe bán tải. Từ đó, Hội được giao quản lý, điều phối vận hành cả 2 xe, bản thân anh trực tiếp làm tài xế xe nâng gàu hotline.

Làm tài xế, nhưng Hội không thoát ly khỏi công việc sửa chữa nóng. Anh Hội cho biết, trong thời đại công nghệ 4.0, Đội công tác của anh không mất nhiều thời gian cho việc hội họp, giao việc, mà hàng ngày, qua thông tin trên chương trình E-Office và các mạng Zalo, anh nắm thông tin về lịch công tác và chương trình làm việc trong tuần, ít nhất mỗi công nhân phải biết được tối thiểu trong tuần mình phải làm gì, ở đâu, đơn vị quản lý lưới điện nào đăng ký, nhận phiếu, trả phiếu công tác cho ai?... Vì thế, giữa Đội sửa chữa điện nóng và các đơn vị quản lý vận hành lưới điện luôn có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong công việc.

Anh Hồ Trung Hội - công nhân điển hình của Điện lực Quảng Nam
Anh Hồ Trung Hội sửa chữa điện nóng cùng đồng nghiệp. Ảnh: ĐVCC

Còn vấn đề an toàn lao động và an toàn giao thông, Hội khẳng định, ở ngành Điện, an toàn lao động gắn với an toàn giao thông, riêng bản thân Hội và một số anh em kiêm nhiệm lái xe trong Đội còn phải luôn chú trọng đến an toàn giao thông. An toàn lao động và an toàn giao thông là nội dung bắt buộc, cực kỳ quan trọng, gắn chặt với sức khỏe, tính mạng của bản thân và đồng đội.

Hội tâm sự: “Khi chuyển sang làm công nhân Đội sửa chữa điện nóng, em cũng cảm thấy hơi run, vì suốt ngày phải ở trên cao, lại tiếp xúc với điện nóng, việc bảo đảm an toàn lao động, an toàn điện có tần suất gia tăng cao hơn mức lao động bình thường của một công nhân điện. Đã thế, khi lái xe, em lại phải chú trọng đảm bảo an toàn giao thông tuyệt đối, cũng chính là bảo đảm sự bình yên của bản thân mình và anh em trong đội. Và không chỉ vậy, còn phải nghĩ đến sự an toàn cho lưới điện, cho khách hàng sử dụng điện và cho cả người đi đường nữa”. Anh em thường gọi chúng tôi là công nhân Sửa chữa điện nóng kép là vậy!

Ông Nguyễn Quang Minh, Giám đốc Xí nghiệp Dịch vụ Điện lực Quảng Nam chia sẻ:“Rất hài lòng về anh Hồ Trung Hội, bởi Hội là người đầu tiên đáp ứng được các yêu cầu của lãnh đạo về chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức để được công tác trong Đội sửa chữa điện nóng. Về phong cách làm việc, Hội năng nổ, yêu nghề, và rất tỉ mỉ, cẩn trọng, làm nhiều hơn nói. Điều đáng nói là Hội có tinh thần dám nghĩ, dám làm, không sợ độ cao, không nề hà giờ giấc, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần đồng đội và phối hợp tốt trong công việc”.

Ông Phan Văn Lành, Phó Giám đốc kiêm Đội trưởng Đội sửa chữa điện nóng Quảng Nam khẳng định, “Để bảo đảm an toàn lao động, an toàn giao thông, thì anh em công nhân trong đội, ngoài việc thường xuyên rèn luyện nâng cao tay nghề, còn phải nhớ và thực hiện các “nguyên tắc vàng” một cách đồng bộ, theo đúng trình tự đề ra. Không những thế, những công nhân sửa chữa điện nóng kiêm lái xe như anh Hồ Trung Hội còn phải chú trọng an toàn giao thông. Mọi trình tự, công việc phải nằm trong tầm kiểm soát, chỉ huy chặt chẽ. Cuối cùng là mỗi người phải tự tin, thao tác nhanh gọn, tỉ mỉ, cẩn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm”.

Bằng công nghệ sửa chữa điện nóng và với sự nhiệt tình, nêu cao tinh thần trách nhiệm, anh Hồ Trung Hội đã góp một phần công sức nhỏ bé của mình cùng tập thể Đội Sửa chữa điện nóng Xí nghiệp Dịch vụ Điện lực Quảng Nam hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh dịch vụ của đơn vị, góp phần vào việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho hệ thống phân phối điện khu vực Quảng Nam.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Tự hào người “lính áo cam” dưới mái ấm Công đoàn Điện lực Nghệ An Tự hào người “lính áo cam” dưới mái ấm Công đoàn Điện lực Nghệ An

Ngoài sứ mệnh chăm lo, bảo vệ cho đoàn viên của mình, những năm qua, Công đoàn Điện lực Nghệ An đã hết lòng phụng ...

Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm của Công ty Thủy điện Quảng Trị Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm của Công ty Thủy điện Quảng Trị

Anh Nguyễn Trí Thức- Quản đốc Phân xưởng Vận hành, Công ty Thủy điện Quảng Trị là một người có năng lực, hết lòng tận ...

Hành trình kiên cường của nhân viên điện lực Hoàng Trung Thông Hành trình kiên cường của nhân viên điện lực Hoàng Trung Thông

Anh Hoàng Trung Thông – nhân viên điện lực tại Chi nhánh Điện lực Nghĩa Đàn (Nghệ An) là một tấm gương sáng về sự ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm