![]() |
Nhân viên y tế đang chăm sóc bệnh nhân Covid-19. Ảnh minh họa |
Ai có rơi vào cảnh “đưa người thân đi viện rồi chỉ nhận lại một hộp tro” ấy mới thật đau lòng. Lý do tất cả mọi người chết vì Covid đều phải bắt buộc được đưa thẳng đi hỏa táng rồi mới trả tro cốt cho người thân của họ, vì người ta lo ngại người chết vì Covid sẽ là nguồn lây bệnh cho cộng đồng. Nhưng cơ sở của sự lo ngại ấy là gì?
Cho đến nay, đọc các báo nói về khả năng sống của virus SARS-CoV-2, không thấy nói sau khi người đã chết thì virus ấy còn sống trên cơ thể người chết thêm được bao lâu. Nhưng chắc chắn rằng, virus SARS-CoV-2 không sống được lâu khi không có nguồn vật chất sống cung cấp vật chất và năng lượng cho nó.
Khoa học đã khẳng định, cơ thể sống con người là môi trường tồn tại của nó. Ra khỏi cơ thể sống của một người, nếu không được truyền sang một cơ thể sống của người khác, mà chỉ bay trong không khí hay bám trên các vật liệu khác nhau (kể cả xác chết của người và động vật) thì nó khó sống được nổi quá một ngày.
Trong cơ thể người sống, nó mượn phổi người thở mà vào trong phổi, mượn máu người lưu thông mà đi vào cơ thể. Nhưng với người đã chết, phổi đã ngừng thở, máu đã ngừng chảy, người chết lúc đó cũng chỉ như “vật liệu khác bên ngoài người sống” thôi thì virus này chắc chắn sẽ không sống lâu được. Nó không như các loại vi khuẩn có thể trực tiếp ăn động vật chết để sống và phát triển như trường hợp các bệnh khác (tả, lỵ, thương hàn, v.v…).
Vậy thì, thi thể người chết vì Covid có đáng sợ như thi thể người chết vì các bệnh truyền nhiễm khác nói trên không? Hay xác người chết vì Covid cũng bình thường như xác người chết bởi các lý do bình thường khác. Các nhà khoa học cần làm rõ vấn đề này.
Nếu sau 24 giờ mà virus SARS-CoV-2 không còn sống trong cơ thể người đã chết thì hoàn toàn có thể cho người thân của họ nhận về để làm mai táng tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Tất nhiên việc lưu giữ thi thể người chết thêm một thời gian, cần thêm chi phí, thì phải có sự đồng thuận của mỗi gia đình.
Việc đó không quá khó với rất nhiều gia đình. Vấn đề mai táng người chết là vấn đề lớn đối với mỗi gia đình, có tính nhân văn sâu sắc, không thể coi thường.
Rất mong các nhà khoa học vào cuộc để làm rõ thêm. Không thể cứ sợ bóng, sợ vía, không biết hay dở thế nào, bất chấp tâm tư tình cảm của mỗi con người. Rất mong có các chuyên gia góp ý cho.
![]() UBND TP. HCM vừa ban hành Kế hoạch 3759, về việc tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ chiến sĩ ... |
![]() Văn phòng Chính phủ vừa có Công điện số 8149/CĐ-VPCP ngày 7/11/2021 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc ... |
![]() Vừa tròn 1 tháng kể từ ngày TP HCM chính thức mở cửa “Sống chung với Covid 19”! 30 ngày “thích ứng an toàn” của ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
