Công đoàn

"Xin cảm ơn các y, bác sĩ đang ngày, đêm chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân mắc Covid-19!"

MAI LIỄU
Tác giả: MAI LIỄU
Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) đã cận kề nhưng có lẽ nhiều y, bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân mắc Covid -19 ở Nghệ An không có thời gian để nhận những bó hoa hay trả lời những tin nhắn chúc mừng ngày truyền thống của ngành. Họ vẫn đang nỗ lực, tận tâm, làm hết sức mình để cứu sống, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân Covid-19.
Sôi nổi Hội thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm” Công đoàn ngành Y tế Nghệ An đoạt giải Ba chuyên đề cuộc thi "Thời khắc khó quên" Công đoàn ngành Y tế Nghệ An cảm ơn người lao động nơi tuyến đầu phòng, chống dịch
"Xin cảm ơn các y, bác sỹ đang ngày, đêm chăm sóc, cứu chữa cho bệnh nhân mắc Covid-19"
Trung tâm Hồi sức tích cực số 1 Nghệ An liên tục tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 nặng.

Những ngày sau Tết Nguyên đán, dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh trong cộng đồng. Mỗi ngày, Nghệ An ghi nhận gần 2.000 ca mắc, trong đó có những ca bệnh là người đang điều trị các bệnh khác, người có bệnh nền… Vậy nên, số người mắc Covid-19 nặng, nguy kịch rất nhiều.

Trung tâm Hồi sức tích cực số 1 Nghệ An thực hiện nhiệm vụ thu dung, điều trị bệnh nhân Covid -19 nặng, nguy kịch. Tại đây, hiện đang quá tải, với trên 230 bệnh nhân đang điều trị. Người bệnh đang phải hai hoặc ba người nằm chung trên một giường, thậm chí phải nằm cả ngoài hành lang. Hệ thống oxy không đáp ứng đủ, các bác sĩ phải dùng cả bình oxy trực tiếp cho bệnh nhân thở. Tất cả các bệnh nhân khi vào đây đều trong tình trạng nguy kịch. Trong một buổi sáng, có tới 3 bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn. Các y, bác sĩ phải triển khai các biện pháp cấp cứu, kịp thời cứu sống bệnh nhân… Trung tâm hiện đã quá tải nhưng bệnh nhân từ tuyến dưới và tầng điều trị 1, 2 vẫn chuyển lên không ngừng.

Gần một năm nay, bác sĩ Bùi Tiến Hoàn - Phó trưởng Khoa Vi rút ký sinh trùng, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, hiện giờ là Trung tâm Hồi sức tích cực số 1 thỉnh thoảng mới được về nhà. Vốn là một bác sĩ trẻ, năng động, ham mê thể thao sau giờ làm việc nhưng một năm nay anh phải ăn ở, làm việc triền miên tại bệnh viện.

Vui vẻ trò chuyện như để động viên cả phóng viên, thế nhưng, đôi lúc bác sĩ Hoàn cũng không giấu được sự mệt mỏi: “Tình hình đang còn vất vả, gian nan lắm. Bệnh nhân này chưa xử lý xong thì bệnh nhân khác cần phải can thiệp. Mỗi ngày, các cán bộ y tế của Trung tâm phải làm việc 2 ca tương ứng 12 giờ, khối lượng công việc gấp 3-4 lần so với những đồng nghiệp ở bên ngoài. Công việc không ngớt, mọi người luôn trong trạng thái: Thăm khám, tiêm truyền, cho bệnh nhân thở máy, phẫu thuật”. Nói rồi, bác sĩ Hoàn lại cười vui: “Ở trong này lâu ngày, bữa nay “tàn tạ”, giảm đẹp trai hơn rồi”.

Thăm khám, tiêm truyền, phẫu thuật,... các công việc nối tiếp trong ngày.

Không chỉ vất vả trong công việc, hằng ngày các y, bác sĩ ở Trung tâm Hồi sức tích cực số 1 còn gặp những chuyện “dở khóc, dở cười”. Vì đặc thù chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nên các y, bác sĩ phải mang đồ bảo hộ, khẩu trang, kính chắn. Họ nói nhỏ thì bệnh nhân không nghe, nói thật to thì lại bảo “Bác sĩ nạt tôi à?”, “Sao mà nói to thế?”. Rồi do tính chất dịch bệnh, Trung tâm không thể cho người nhà vào chăm bệnh nhân, thế nên câu chuyện gửi đồ tiếp tế cũng trở nên áp lực. Có người nhà đã gửi hàng chục túi thức ăn các loại cho bệnh nhân, có người liên tục gọi điện hỏi thăm tình hình người bệnh nhưng bác sĩ chưa thể nghe máy đã nhắn tin chửi bới, đe dọa, …

Có lúc, thái độ của bệnh nhân và người nhà cũng làm cho các y, bác sĩ chạnh lòng nhưng rồi nỗi buồn cũng nhanh qua, bởi công việc lại nối tiếp công việc, còn có rất nhiều bệnh nhân cần giúp đỡ. Họ cứ nỗ lực, tận tâm để cứu sống và chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19 qua cơn nguy kịch.

Bác sĩ Bùi Tiến Hoàn bước ra từ khu điều trị bệnh nhân Covid-19 sau 8 giờ làm việc liên tục tại đây.

Tại Trung tâm Hồi sức tích cực số 1, có rất nhiều tấm gương tận tâm, tận lực vì bệnh nhân như bác sĩ Kiều Văn Dương (Khoa Nội thần kinh), bác sĩ Ngô Văn Thiết (Khoa Hồi sức tích cực chống độc), bác sĩ Phan Thanh Sơn (Khoa Sản)... Có trường hợp như bác sĩ Lê Văn Tài đang làm việc tại khu Âm (khu không điều trị cho bệnh nhân Covid-19) đã nằng nặc xin vào điều trị ở khu Dương để san sẻ mệt nhọc cùng đồng nghiệp.

Một tập thể y, bác sĩ đoàn kết, trách nhiệm và trình độ chuyên môn cao nên Trung tâm Hồi sức tích cực số 1 Nghệ An đã làm tốt công tác điều trị cho bệnh nhân nặng do mắc Covid-19; xứng đáng với sự tin tưởng của ngành Y tế Nghệ An. Từ tháng 6/2021 đến nay, Trung tâm đã điều trị khỏi bệnh cho trên 3.000 bệnh nhân mắc Covid-19. Trong đó, nhiều bệnh nhân rất nặng, tưởng như khó qua khỏi đã được cứu sống, hồi phục sức khỏe.

Tiến sĩ Quế Anh Trâm - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới và Trung tâm Hồi sức tích cực số 1 Nghệ An cho biết: “Toàn thể Trung tâm đang nỗ lực hết sức để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân Covid -19. Mong rằng, khó khăn, thách thức nào rồi cũng sẽ vượt qua, chúng tôi mong người dân hãy nâng cao ý thức phòng, chống dịch, thấu hiểu và chia sẻ với ngành Y tế để đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh”.

Các y, bác sĩ ngủ giường tầng và tự nấu ăn sau giờ làm việc.

Những ngày này, ở Nghệ An thời tiết lạnh giá, hơn 60 cán bộ, y, bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực số 1 Nghệ An vẫn đang làm việc, ăn ở trong dãy nhà dùng tạm còn bề bộn và thiếu thốn. Chừng đó người ở trong hai căn phòng nhỏ, 2-3 người ghép chung một giường tầng, có người trải đệm nằm giữa sàn nhà. Trung tâm có nhiều nữ y, bác sĩ đang nuôi con nhỏ nhưng không thể về nhà, họ đã hy sinh rất nhiều vì công việc chữa bệnh, cứu người.

Thấu hiểu và chia sẻ với những vất vả của các y, bác sĩ Tại Trung tâm Hồi sức tích cực số 1, Công đoàn ngành Y tế Nghệ An đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà và chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam.

"Xin cảm ơn các y, bác sỹ đang ngày, đêm chăm sóc, cứu chữa cho bệnh nhân mắc Covid-19"
Công đoàn ngành Y tế Nghệ An chúc mừng cán bộ, y, bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực số 1 Nghệ An nhân kỷ niệm 67 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam

Cũng trong sáng nay (25/2) sau khi đến thăm hỏi, tặng quà chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại Bệnh viện Đa khoa TP Vinh, Trung tâm Y tế TP và 03 cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân nhiễm Covid -19, đồng chí Thái Lê Cường – Chủ tịch LĐLĐ TP xúc động nói: “Đến Cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 TP Vinh ở Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, nhìn các y, bác sĩ ở trong căn phòng ký túc xá tồi tàn, xuống cấp; trưa, tối ăn cơm hộp rồi tiếp tục làm việc, chúng tôi thực sự rất cảm động. Các em ấy còn trẻ, nhiệt tình, trách nhiệm nên không băn khoăn điều gì, nhưng nhìn các em ăn ở tạm bợ, thiếu thốn, thấy rất thương. Chỉ mong dịch bệnh nhanh chóng qua đi để mọi người trở về cuộc sống bình thường”.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng làm việc tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa TP Vinh được cử xuống Cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 TP gần một tháng nay. Các bệnh nhân mắc Covid-19 ở cơ sở này có triệu chứng nhẹ và nhiều người không có triệu chứng. Hằng ngày, Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng cùng một bác sĩ khác và 3 nữ điều dưỡng thực hiện tư vấn, hướng dẫn điều trị và lấy mẫu xét nghiệm cho hàng trăm bệnh nhân. Mỗi ngày, lại có khoảng 40-50 bệnh nhân được chuyển về cơ sở này cách ly, điều trị.

Bác sĩ Hoàng chia sẻ: “Ở đây bệnh nhân đông, cơ sở vật chất xuống cấp, đôi lúc mất nước rồi chập điện cũng ảnh hưởng đến công việc. Bệnh nhân vào đây không theo giờ nên y, bác sĩ thường xuyên ăn cơm muộn, cơm nguội lạnh nên rất khó ăn. Cả tuần nay trời lạnh nhưng cửa phòng ký túc xá bị hở, gió lùa vào nên mọi người hơi khó ngủ. Thấu hiểu và chia sẻ với anh em nên lãnh đạo bệnh viện thường xuyên xuống thăm hỏi, động viên. Chúng tôi sẽ cố gắng hết mình, cống hiến sức trẻ để làm tốt nhiệm vụ được giao”.

Các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP Vinh làm việc tại căn phòng ký túc xá chật chội, xuống cấp.

Gần một tuần theo dõi, điều trị tại cơ sở của TP Vinh, chị N.T.T đã khỏi bệnh và chuẩn bị được về nhà. Chị N.T.T chia sẻ: “Thú thực, mình bị bệnh ngồi một chỗ đã cảm thấy mệt mà nhìn các y bác sĩ hằng ngày đi lại làm việc liên tục, mang trong mình bộ đồ bảo hộ kín mít, thấy nể phục họ quá. Qua dịch bệnh, càng thấy nghề y thật cao quý, họ phải chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong mọi hoàn cảnh. Kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam, tôi muốn bày tỏ sự trân trọng, cảm ơn và gửi những lời chúc mừng tốt đẹp đến những người làm việc trong ngành Y, đến các y, bác sĩ đang ngày, đêm cứu chữa, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, nhất là những người đang điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19".

Sôi nổi Hội thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm” Sôi nổi Hội thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm”

Hướng tới kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam và Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Công đoàn Y tế Việt Nam phối ...

“Chiến binh Blouse trắng” 24/7 hai năm với Covid-19 “Chiến binh Blouse trắng” 24/7 hai năm với Covid-19

Thực hiện mỗi phần việc và hoàn thành mỗi ca trực phòng, chống Covid-19 trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư năm qua là ...

"Chia sẻ rủi ro, lợi ích hài hoà"

Ngày 21/2, tại Hà Nội, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm