Nữ bệnh nhân Covid-19 làm phim ngắn tiết lộ về khu cách ly F0, F1 cách ly tại nhà ăn gì để tăng cường sức đề kháng? Nữ công nhân F0: “Tôi hoang mang khi 3 đứa con cũng nhiễm Covid-19” |
![]() |
Nhân viên y tế xử lý thi thể bệnh nhân tử vong vì Covid-19 ở Mỹ. Ảnh: Reuters |
Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), Covid-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Vì vậy, theo quy định tại Điều 18 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A tử vong thì thi thể phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong thời hạn 24 giờ.
Với thi hài nhiễm Covid-19, Bộ Y tế hướng dẫn, thi hài nhiễm Covid-19 phải được hỏa táng, chỉ mai táng khi không thực hiện được việc hỏa táng; đồng thời phải được khâm liệm càng sớm càng tốt và hỏa táng hoặc mai táng trong vòng 24 giờ kể từ khi tử vong.
![]() |
Covid-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A. Ảnh: VT |
Quy trình xử lý thi hài được thực hiện như thế nào?
Đối với trường hợp tử vong tại cơ sở khám chữa bệnh, thi hài sẽ được xử lý theo Quyết định 5188/QĐ-BYT, ngay sau khi người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19 tử vong để hạn chế lây nhiễm trong quá trình xử lý. Quá trình khâm liệm tuân theo quy trình đặc biệt với bệnh dịch nguy hiểm và thực hiện khâm liệm càng sớm càng tốt. Việc khâm liệm phải được thực hiện tại nhà tang lễ bệnh viện và hạn chế tối đa số người tham gia khâm liệm.
Người trực tiếp tham gia khâm liệm thực hiện phòng hộ cá nhân và rửa sạch tay bằng xà phòng. Tuyệt đối không để người nhà người bệnh thăm viếng trong suốt thời gian lưu giữ cho tới khi khâm liệm xong, hạn chế người vào viếng.
Những ai vào viếng phải mang khẩu trang, không đụng chạm vào quan tài và vệ sinh tay bằng dung dịch cồn sau khi viếng. Ngoài ra, phải vận chuyển thi hài thẳng tới nơi hỏa táng hoặc nơi chôn (trong trường hợp tại tỉnh/thành nơi chuyển thi hài tới không có nơi hỏa táng) theo kế hoạch đã thống nhất với Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương.
Chuyển thi hài bằng xe ô tô chuyên dụng thẳng tới nơi hoả táng hoặc nơi chôn. Người nhà bệnh nhân không được lên xe chuyển thi hài.
Đối với trường hợp tử vong tại cộng đồng, thi hài được xử lý theo quy định tại Quyết định 2233/QĐ-BYT. Theo đó, ngay sau khi có người tử vong do nhiễm Covid-19 tại cộng đồng, cần phải gọi điện thông báo chính quyền, cơ quan y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ xử lý thi hài.
Bên cạnh đó, cần phải hạn chế người không có nhiệm vụ vào khu vực có người tử vong do nhiễm Covid-19, trừ nhân viên y tế và người tham gia xử lý thi hài. Quy trình xử lý phải đảm bảo phòng, chống lây nhiễm.
![]() |
Quy trình xử lý thi thể bệnh nhân Covid-19 sẽ phải đảm bảo hướng dẫn nhằm phòng, chống lây nhiễm. Ảnh minh họa: Duy Hiệu |
Thanh toán chi phí như thế nào?
![]() |
Bác sĩ tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM đang điều trị cho các F0 nặng. Ảnh: Đ.P |
Theo Thông tư 32/2012/TT-BTC ngày 29/2/2012 về Quy định chế độ, quản lý và sử dụng kinh phí đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, tại Khoản 5, Điều 2 ghi rõ: Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tử vong thì được miễn phí chi phí cho việc bảo quản, quàn ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Ngoài ra, mức chi theo thực tế phát sinh trên cơ sở hoá đơn, chứng từ hợp lệ đảm bảo theo đúng các quy định về chuyên môn y tế của việc bảo quản, quàn ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Trách nhiệm chi trả quy định tại Điều 4 quy định cơ sở cách ly y tế có trách nhiệm bảo đảm kinh phí để thực hiện đầy đủ chế độ cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế quy định tại các Khoản 1, 2, 5 và 6 Điều 2 Thông tư này.
Theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, tại Điều 14 quy định về hỗ trợ chi phí mai táng, cụ thể: Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết không có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng thì được xem xét và hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực hiện, tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
Tại TP HCM, Công ty TNHH Môi trường đô thị thực hiện hỏa táng, mai táng thi hài nhiễm Covid-19 theo quy định.
![]() |
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở TP HCM. Ảnh: BVCC |
![]() Những ngày qua, cuộc sống của nhiều công nhân, người lao động (NLĐ) tại khu vực bị phong tỏa cứng gặp không ít khó khăn. ... |
![]() Do tình hình dịch bệnh Covid- 19 ở một số tỉnh, thành ở miền Trung diễn biến phức tạp nên nhiều doanh nghiệp khuyến khích ... |
![]() "Tôi mang ơn của cộng đồng nhiều lắm. Khi tôi khó khăn nhất vẫn luôn có nhiều người đưa tay ra giúp đỡ nên giờ ... |
Tin mới hơn

Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?

Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận
Tin tức khác

Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất

Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"

Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Dấn thân vì người bệnh
