![]() |
Quốc khánh 2/9, người dân vùng quê Lệ Thủy (Quảng Bình) lại sôi nổi, náo nhiệt với lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang. Hoạt động này thu hút rất đông người con Quảng Bình làm ăn xa, cứ vào dịp lễ 2/9 lại trở về để xem đua thuyền. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình. |
Một đồng nghiệp viết trên trang cá nhân thế này: “Mỗi khi có nghỉ lễ dài ngày là phần đông mọi người lại trở về quê, dù con đường về quê hết sức gian nan, mệt mỏi. Có năm, ai đó kêu gọi đừng về quê để bớt kẹt xe nhưng mình thì không, vì mình hiểu tâm trạng của những con người xa nhà. Năm trước, khi dịch bệnh bùng nổ, có những người chỉ mong được về nhà, dù có chết cũng phải chết tại quê nhà của họ. Thế mới hiểu sự gắn bó thiêng liêng máu thịt của họ. Có quê để mà về, có người thân để mà yêu - là hạnh phúc, phúc lành mà không phải ai cũng có được”.
Có quê để mà về có lẽ không chỉ của những người rời ngoài Bắc vô Nam, từ miền Trung vào Sài Gòn lập nghiệp hay các tỉnh lân cận lên Hà Nội làm ăn. Mấy tháng qua, khi đi lại đã dễ dàng, Việt Nam đã mở hết cửa sau một năm gồng mình vượt qua đại dịch, bà con mình ở Mỹ, Úc, châu Âu… cũng lũ lượt kéo nhau về.
Hơn hai năm ròng, không ít người đã từng ngày mong ngóng bên quê nhà, xót xa khi dịch bệnh bùng lên và lan tràn tàn phá. Giờ có dịp lại về để hít hà hương quê thỏa thuê nỗi nhớ. Một bữa cơm quê, vài người bạn hay nụ cười mẹ già ngày sum họp cũng đủ để họ vượt hàng ngàn cây số quay về Việt Nam.
Một người bạn gửi tâm sự này: “Mình ghen tị với những người chụp hình sàn nước, cả nhà sum họp làm gà, làm vịt nấu ăn. Thấy yêu thương và ấm áp đong đầy trong cuộc đời. Như mình, chả có nơi nào để về. Xưa thì ám ảnh không có cái nhà riêng, thèm nhà vườn, thèm có nơi để về. Nay nhà vườn không thiếu, to đùng không có nhưng nho nhỏ thì nhiều, nhưng căn nào cũng chỉ có một mình lo. Lúc rảnh thì không có nhà vườn để về, khi có nhà vườn thì không có nhiều thời gian cho nó. Tưởng rằng bỏ tiền ra mua nhà mua đất là sẽ mua được sự sum họp, nên bao nhiêu năm cứ quần quật thấy chỗ nào thích thì ráng mua vì cứ nghĩ sẽ vui như những quê nhà trên facebook. Thật ra sẽ không bao giờ có, có những thứ mà tiền không bao giờ mua được!”.
Đúng là có những thứ như quê nhà bỏ bao tiền cũng không mua được. Giàu sang, phú quý ấy có khi ở nơi quê người ta, xứ lạ xa xăm. Phải ở cái nơi mà thấm đậm tình thân, hương xưa kỉ niệm cũ và kí ức ấu thơ phải ngập tràn mới đầy đủ hương vị quê mình.
Có lẽ nhiều người đã tưởng thế giới phẳng, "công nghệ tận giường" thì đâu cũng là quê nhà. Nhưng buồn thì an ủi vậy chứ thực ra đâu bao giờ thực sự như thế.
77 năm trước, cha ông đã vùng lên cũng chỉ vì một nung nấu đất nước mình, quê hương mình phải do mình thực sự quyết định và làm chủ. Tinh thần ấy chắc chắn sẽ còn theo con cháu ngàn đời sau bởi quê nhà không chỉ là nơi để về mỗi khi “lòng xác xơ” mà ở đó còn cha ông đã bao đời bồi đắp! Nên dù có “vội vã trở về rồi vội vã ra đi” nhưng “Ôi nỗi nhớ muôn đời vẫn thế - Như dòng sông Hồng cuộn đỏ mãi trong tôi…”.
Và với ai thì cũng đong đầy nỗi “Nhớ thương làng quê, luỹ tre bờ đê - Ước mơ trở về nghe mẹ hiền ru bên thềm đá cũ…”.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan".
|
Nghỉ lễ dài ngày, người lao động Đà Nẵng háo hức về quê Chiều 29/4, Bến xe Trung tâm Đà Nẵng “chật như nêm cối” bởi dòng người đỗ về quê. Với nhiều người lao động, đây còn ... |
![]() Đôi vợ chồng trẻ đến từ Phú Yên, họ đã làm công nhân gần 10 năm nay, cũng là chừng ấy thời gian gắn bó ... |
![]() Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án giải tỏa khách ùn ứ khi làm thủ tục, Bến xe Miền Đông nhộn nhịp người về ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
