![]() |
Ảnh minh họa: Lê Minh Khuê (Ngôi sao.net) |
Trên khắp các nẻo đường ở TP. HCM, xuôi về hướng Đồng Nai ra Bắc, trên đường về miền Tây, ngược phía Bình Dương lên Tây Nguyên,…. ùn ùn dòng người về quê trong những ngày này.
Sáng 24 Tết, tôi đọc được những dòng tản văn này của bạn văn Nguyễn Rộng: “29 Tết năm ngoái, giữa cảng cá Xẻo Nhàu, tôi đứng như trời trồng khi thoảng nhận ra những mùi hoa cát tường, vạn thọ, cúc, mai,… từ đâu đó phả vào mũi theo từng cơn gió Xuân đưa đẩy. Bước lên đường lộ nhựa dọc kênh Thứ Chín Rưỡi, tôi khóc òa như một đứa trẻ. Bởi len lỏi thoang thoảng trong không khí là bao mùi nhang trầm, bánh tét, thịt kho tàu… sực nức xộc về. Chẳng thể hiểu được, cớ sao mỗi bận tháng Chạp, bao thứ mùi ấy lại nồng nàn hơn và đậm hương hơn? Để rồi lòng tôi nôn nao chỉ muốn về nhà…”
Mẹ tôi ở đây, nhà tôi đã trụ lại Sài Gòn này đã hơn 30 năm nhưng nỗi nhớ quê nhà năm nào cũng chất đầy. Mặc cho tàu, xe xa cách, đường sá xa xôi và đâu đó vẫn còn ngại ngần dịch bệnh, rón rén bỏ hay giữ cách ly người xa quê tìm về ăn Tết thì như những đứa con tìm về ổ ấm, người ta vẫn lên đường về với quê xưa.
Chiều qua, bên ly cà phê trong ngõ nhỏ, nhóm bạn bè cồn cào nỗi nhớ quê tự dưng muốn lên đường về nhà bởi mẹ vẫn chờ, cha vẫn đợi và nhất là có gì đó thảng thốt da diết gọi ở tận ngoài Trung. 23 tháng Chạp, ông Táo về trời, thoảng trong khói hương là những đau đáu niềm hy vọng dịch Covid-19 sớm được khống chế. Mong cầu thời gian trôi thật nhanh về những ngày Tết. Để khi đó, họ được về nơi chôn nhau cắt rốn của mình đón Tết với gia đình. Bởi chắc chắn một điều, là không có dư vị nào ngọt ngào bằng việc được đón Tết ở nhà, sum họp bên những người yêu thương.
Ai cũng bảo xa thế, tốn thế, mệt thế về làm gì nhưng có phải người nào cũng thấm cảnh vò võ một mình, đơn côi vô cùng hay chỉ những gương mặt đó lại lẩn trốn nỗi nhớ quê trong bốn bức tường trọ bé xíu và ngoài kia Tết cứ sầm sập đến, mẹ cứ nhắn khi nào con về và ở ngoài đó mùi quê, hương nhà cứ quyện vào tận trong này.
Con người ta lạ lắm, có khi rất cần tiền, lúc lại muốn bỏ hết, chấp nhận tất cả dù tốn thế nào, mệt nhọc, xa xôi ra sao cũng tất tả quay về. Đôi khi chỉ gặp vài đứa bạn, ăn bữa cơm trong mái nhà đầy ắp tiếng mẹ cha, hít hà không khí Tết nơi quen, chốn cũ rồi lại vội vã ra đi.
Năm qua dịch giã cách trở càng nhiều, nỗi nhớ càng sâu, mong mỏi trở về càng lớn nên có cấm đoán hay cách ly ra sao, vùng xanh, đỏ gì đó thì cũng khó mà ngăn được con về bên mẹ cha, đẫm mình trong cái Tết quê mình. Nếu ở quê nhà còn mẹ đang chờ, cha đang đợi và nỗi nhớ càng cận Tết càng dày có lẽ tôi cũng lại chộn rộn trở về như nó...
Về được nhà, đến được quê, quây quần bên cha mẹ, sum họp với gia đình… luôn là chỉ dấu tốt nhất của bình yên và mọi việc cuối cùng đều ổn dù năm 2021 chúng ta đã chứng kiến khá nhiều bi ai của Covid 19 mang lại. Giờ đây, 15 hay 16 ngàn ca/ngày cũng không còn nỗi sợ hãi, đe dọa hay hốt hoảng. Rất đông dân chúng đã nhìn vào TP. HCM chỉ còn trên dưới 100 ca/ngày và tử vong đã xuống dưới con số 10 gần tuần nay để nuôi hy vọng năm mới Nhâm Dần đầy những tốt lành.
Dẫu biết rằng sẽ còn rất nhiều trở ngại, chông gai để dịch bệnh không còn chút ám ảnh nhưng ai cũng có cơ sở để nhìn về tương lai an lành. Hy vọng ấy cũng như trông chờ Tết đến sum họp ở quê nhà, dù có cách trở và không khỏi những lúc quá khó khăn, có khi đến cùng cực nhưng rồi mọi thứ sẽ yên ổn để dù có vội vã trở về lại vội vã ra đi thì những ngày này đứa con xa xứ lại muốn "Về thôi quê nhà ta ơi!".
![]() TP. HCM đã và đang triển khai “Tết sum vầy” đến tất cả đoàn viên, người lao động khó khăn không về quê ăn Tết ... |
![]() Một dạo, dư luận ồn ào về ý kiến của một số người muốn bỏ Tết ta (Âm lịch), “gộp Tết ta vào với Tết ... |
![]() Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa đến thăm, tặng quà cho công nhân ở ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
