Lời tự bào chữa đầy hài hước của Dự cho ta thấy điều gì?
Trước hết là sự vô liêm sỉ của cựu quan chức này trước những tội lỗi mà mình đã phạm phải với đồng bào, đồng chí, đồng đội của mình; đã không còn biết một chút xấu hổ, không còn biết ngượng ngùng, không còn biết ân hận với tội lỗi do mình gây ra.
Sau đó, lời tự bào chữa của Dự “coi như anh đi nghỉ dưỡng một thời gian rồi về” cho thấy pháp luật đã không còn tính răn đe hiệu quả với các bị cáo này và nhiều bị cáo khác trong vụ đại án “Chuyến bay giải cứu”, ít nhất là trong phiên toà này, mà những lời nói và cử chỉ của bị cáo Hoàng Văn Hưng cũng là một ví dụ điển hình.
Nhưng vì sao pháp luật lại không còn tính răn đe với họ? Vì họ thấy nhiều người còn quyền cao chức trọng hơn họ cũng có mặt trong phiên toà này, họ chỉ là những hạt cát trong một sa mạc tội lỗi xung quanh mình.
Rồi họ thấy, cứ nộp lại đủ tiền mà họ đã tham nhũng là coi như xong, là được nhận những mức án nhẹ hều, là coi như “hi sinh đời bố củng cố đời con”, ở tù ít năm rồi lại ra tù tiếp tục sống phè phỡn bởi những khoản tiền kếch xù có thể đã “lọt lưới” cơ quan cảnh sát điều tra.
Lời tự bào chữa của Dự, của Hưng cho thấy họ coi những vi phạm của mình chỉ như một canh bạc đỏ đen.
Dịch dã đã qua đi, những phiên toà rồi cũng khép lại, những bản án rồi sẽ được tuyên, nhưng, để cho những cán bộ, quan chức như Dự, Hưng và nhiều nhân vật khác trong bộ máy công quyền bị đưa ra xét xử ở phiên toà này trước hết phải xứng đáng làm người thì dường như các phán quyết của Toà án là chưa đủ.
Đó không còn là việc riêng của ngành Công an, Toà án, Viện kiểm sát, Thanh tra Chính phủ, Uỷ ban kiểm tra Trung ương. Đó là việc của cả một Đảng, của cả bộ máy Nhà nước và Chính phủ, của cả thể chế, của toàn dân, trong việc không để “cây” cứ thành “củi” mà chẳng nên rừng, để vẫn cứ tồn tại những lời tự bào chữa, những thái độ bỡn cợt, nhạo báng pháp luật, dư luận như của Dự, của Hưng... tại Toà như những ngày qua.
AN VINH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
