Người lao động

Văn học công nhân: "Góc nhìn" thực tế và khả năng phát triển

Nhà thơ Lê Tuấn Lộc
Thực ra, văn học công nhân (VHCN) đã hình thành từ thời nhà văn Lan Khai viết tiểu thuyết Lầm than, trước tháng 8/1945. 
van hoc cong nhan goc nhin thuc te va kha nang phat trien
Khả năng phát triển của văn học công nhân là gì? Ản minh họa

Có ý kiến từng nhận định, gần đây, văn học công nhân và NLĐ hầu như không phát triển. Song, nhìn từ các cuộc vận động viết và trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với các bộ, ngành từ năm 2014 đến nay, có thể thấy rõ ràng văn học công nhân và NLĐ vẫn đang phát triển. Vậy, văn học công nhân, thực tế, khả năng phát triển và những việc cần làm ngay là gì?

Nói đến văn học công nhân (VHCN), ta nghĩ đến Võ Huy Tâm với tác phẩm Vùng mỏ. Năm 1949, cuốn tiểu thuyết Vùng mỏ ra đời và được giải Nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1952. Năm 1949 đến 2019, đã 70 năm ra đời văn học viết về đề tài công nhân, NLĐ.

Thực ra, VHCN đã hình thành từ thời nhà văn Lan Khai viết tiểu thuyết Lầm than, trước tháng 8/1945. Ông nói về tình trạng khốn khổ của thợ mỏ than ở Tuyên Quang đầu thế kỷ XX mà PGS. TS. Trần Mạnh Tiến đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu về ông.

Tổng LĐLĐ Việt Nam có vai trò đặc biệt cho sự tồn tại và phát triển của VHCN Việt Nam từ trước đến nay. Nhưng hiện tại, thực trạng VHCN ra sao?

Trước cách mạng Tháng Tám đã xuất hiện hình ảnh CNLĐ trong các tác phẩm của Nguyên Hồng, Lan Khai, Tam Lang, Vũ Trọng Phụng,…

Sau khi Hội Nhà văn Việt Nam được thành lập (1957), với chủ trương đưa các nhà văn thâm nhập thực tế, văn học đề tài công nhân có một bước phát triển cả về lượng và chất. Các tác phẩm viết về công nhân và công nghiệp ra đời: Xi măng của Huy Phương, Suối Gang của Xuân Cang, Chuyện nhà, chuyện xưởng của Nguyễn Thành Long, Anh công dân mới của Lê Minh…

Nhà thơ Chế Lan Viên trong Ánh sáng phù sa có rất nhiều bài thơ viết về lao động, Xuân Diệu với Riêng Chung có hình ảnh NLĐ. Đặc biệt, nhà thơ Huy Cận, sau đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh đã có Đất nở hoa, Trời mỗi ngày lại sáng.

Cộng hưởng giữa văn học đề tài công nhân và văn học chống Mỹ cứu nước đã làm nở rộ rất nhiều cây bút xuất sắc trên cả hai thể loại văn xuôi và thơ. Đó là diện mạo mới của một giai đoạn văn học đầy hứng khởi. Tiêu biểu phải kể đến Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Thân, Lý Biên Cương, Võ Khắc Nghiêm, Nguyễn Tùng Linh, Nguyễn Mạnh Tuấn, Tùng Điển…

Sau 1975, xuất hiện nhiều tác phẩm xuất sắc viết về cuộc sống và NLĐ: Những vẻ đẹp khác nhau của Xuân Cang; Mưa mùa hạ, Đám cưới không có giấy giá thú, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng; Bận rộn, Đi về nơi hoang dã của Nhật Tuấn; Đứng trước biển, Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn; Sao Băng của Nguyễn Gia Nùng; Thung lũng Cô Tan của Lê Phương… và rất nhiều tác phẩm của Lý Biên Cương, Tô Ngọc Hiến, Nguyễn Quang Thân, Phạm Ngọc Chiểu…

Những tác giả thơ để lại dấu ấn sâu sắc: Trần Nhuận Minh, Thi Hoàng, Đào Cảng, Thanh Tùng, Anh Chi, Quang Khải…

Đặc biệt ở giai đoạn sau 1975 có các cây bút mới: Ngô Xuân Hội, Trần Ngọc Tảo, Trần Tâm… ở vùng mỏ Quảng Ninh; Nguyễn Thị Minh Dậu, Tô Ngọc Thạch, Bão Vũ, Nguyễn Phước Sang… ở Hải Phòng; Triệu Xuân, Hoàng Đình Quang, Nguyễn Đông Thức, Cao Xuân Sơn… ở thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Đức Thọ, Khôi Vũ ở Đồng Nai; Nguyễn Văn Thọ, Văn Vĩnh, Nguyễn Hữu Hà… ở Hà Nội; Nguyễn Quang Vinh ở Quảng Bình; Chu Hồng Hải ở Long An.

Một số nhà văn, nhà thơ viết về các đề tài khác như giao thông vận tải, điện, mỏ - luyện kim... cũng là mảng đề tài về NLĐ như Nam Hà với ký sự về NLĐ ở đường dây tải điện Bắc Nam 500 kv; Hoàng Minh Tường với Gặp lại dòng sôngNhững người ở khác cung đường là những tác phẩm thành công viết về ngành giao thông vận tải, đã được giải A về VHCN; Lê Tuấn lộc thuộc ngành Mỏ -Luyện kim ở mỏ quặng Cromit Cổ Định, Thanh Hóa với tập thơ riêng về thợ mỏ năm 1989: Hát lúc trăng lên, mà nhiều bài đã được xét tặng thưởng giải B VHCN sau này…

Sau 2006, khi Chi hội Nhà văn Công nhân được thành lập, nhiều tác phẩm đã được trao giải. Đây là một cố gắng lớn của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Nhiệm kỳ 2006-2011 của Chi Hội Nhà văn Công nhân, Giải thưởng VHCN đã tôn vinh các cây bút sau này rất thành công. Đáng kể là tập truyện ngắn Dòng chảy của Nam Ninh; tiểu thuyết Vụng dại tình đầu của Bùi Việt Sỹ; các tập thơ Ngược dốc của Vũ Từ Trang, Thơ Quang Khải của Quang Khải, Tên rơi trước mặt của Nguyễn Thái Sơn, tiểu thuyết Khoảng trống cuộc đời của Nam Ninh, Biển mùa đông - thơ của Nguyễn Tùng Linh…

Sau 2014, thực hiện chương trình phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam (2009-2019), nhiều cây bút mới đã khẳng định thành công bằng giải thưởng VHCN 5 năm (2009-2014). Với 32 tác giả đạt giải, đã khẳng định VHCN vẫn tồn tại và phát triển. Những giải cao về thơ: Giải nhất thơ: Rừng cổ tích của Đặng Bá Tiến, Xoá và không xoá của Hoàng Việt Hằng; Giải nhì thơ: Đi tìm vàng của Lê Tuấn Lộc, Mùa sương muối biển của Ngô Thế Trường, Mặt trời đêm của Trịnh Công Lộc,...

Hai giải Nhất về văn xuôi: Tiểu thuyết bốn tập Đất bỏng của Trần Tâm, Dòng sông chối từ của Bùi Việt Sĩ. Giải nhì: Đường vòng của Nam Ninh, 720 độ góc luân hồi của Nguyễn Quốc Hùng, Bạch Kim của Trần Hiệp, Chiều sâu ngược sáng của Võ khắc Nghiêm...

Cần phải làm rõ một điều, VHCN không phải việc riêng của Tổng LĐLĐ Việt Nam, mà còn là của các bộ khác có công nhân và NLĐ.

Thân phận của NLĐ chính là thân phận của công nhân Việt Nam, tại sao không phải là việc của Bộ Giao thông Vận tải, của Bộ Y tế, hay của Bộ Giáo dục và Đào tạo?... Các bộ đó cũng có những nhà máy và CNLĐ?. Các bộ phải cùng vào cuộc. Các chương trình phối hợp và hợp tác của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng LĐLĐ Việt Nam phải có các bộ cùng vào cuộc.

Nhưng, các cuộc vận động viết và trao giải của các bộ nêu trên là thuộc tiêu chí riêng của họ và nhân dịp chẵn năm thành lập ngành đó, chứ không phải thuộc Chương trình phối hợp (2009-2019) của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên, thực chất, nhiều tác phẩm được giải đã viết về công nhân.

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Nhà Văn Việt Nam đã có chương trình phối hợp số 937/TLĐLĐVN-HNVVN, Ký ngày 15/6/2009 và đến năm 2020 kết thúc. Tôi đề nghị, những việc cần làm ngay là:

- Cần tổ chức một hội thảo chung để đánh giá những việc làm 10 năm qua (2009-2019) và mở cuộc vận động viết, trao giải đến năm 2020. Để cho hệ thống của dòng chảy VHCN, xét trao thưởng cả những tác phẩm của các bộ khác nếu viết về VHCN và NLĐ và phong trào công đoàn, mặc dù các bộ đó đã trao giải.

- Vận động viết và trao giải thưởng xứng đáng cho những tác phẩm viết về công nhân, NLĐ và công đoàn 2019-2020.

- Thành lập lại Hội đồng Văn học và Nghệ thuật của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam để theo dõi và trao giải VHCN hàng năm chứ không là năm năm một lần như trước đây, không khuyến khích kịp thời.

- Đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam thành lập quĩ tài trợ với giá trị xứng đáng cho những công trình văn học lớn về VHCN để chuẩn bị bản thảo cho những tác phẩm điện ảnh có chất lượng cao làm các phim dài tập về VHCN và NLĐ, đáp ứng sự phát triển rất nhanh của thời đại công nghiệp 4.0 có nhiều đột biến hiện nay.

- Để chào mừng đại hội Đảng các cấp, các hoạt động văn học này cần kết thúc trong năm 2020.

- Cần có chương trình phối hợp tiếp và có tầm dài hơi hơn từ năm 2020 đến năm 2030 giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Nhà Văn Việt Nam sau Chương trình phối hợp 2009-2020./.

van hoc cong nhan goc nhin thuc te va kha nang phat trien Công đoàn Công ty Điện lực Hải Dương: Niềm tin của công nhân lao động

“Thu nhập bình quân khoảng 16,74 triệu đồng/người/tháng, các chế độ chính sách luôn được đảm bảo, công nhân yên tâm làm việc, gắn bó ...

van hoc cong nhan goc nhin thuc te va kha nang phat trien Tiền lương không đủ sống và hệ lụy - nhìn từ các doanh nghiệp may

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 69% công nhân tại các doanh nghiệp may mặc không có đủ tiền để trang trải nhu ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm