![]() |
Ông Ngô Mạnh Trí, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y - Dược ASEAN và Đại tá Diêm Đăng Thanh, Giám đốc Bệnh viện Quân y 110 bị vướng vào lao lý do “Sai phạm liên quan đến việc đào tạo và cấp bằng cao đẳng điều dưỡng của Trường Cao đẳng Y - dược ASEAN cho cán bộ, nhân viên của Bệnh viện Quân y 110. Ảnh: Zing.vn |
Bộ GD&ĐT cho hay sẽ rà soát lại những luận án kiểu như “tiến sĩ cầu lông” và chấn chỉnh để giảm thiểu những câu chuyện buồn… cười như thế!
Đại tá kia chắc chắn sẽ phải chịu những xử lý thích đáng của ngành và trừng phạt của luật pháp. Nhưng dù mạnh tay thế nào hay xử lý ra sao thì cũng chỉ là việc đã rồi. Chúng ta ủng hộ những biện pháp quyết liệt để lập lại trật tự, giữ vững kỉ cương nhưng mong mỏi hơn những giải pháp, điều chỉnh quy định cùng luật lệ để những thứ tương tự không tái diễn.
Năm 2021, dư luận đã từng trông chờ những kẻ “bán bằng” trong vụ án ở Đại học Đông Đô lẫn các vị mua bằng phải chịu những chế tài, hình phạt cần thiết để răn đe ai đó có ý định tương tự. Người bán đã nhận án phạt tù nhưng “Đối với người sử dụng bằng giả, Hội đồng xét xử không xem xét xử lý hình sự với họ; đề nghị tiêu hủy các văn bằng giả họ được cấp”.
Còn việc công khai danh tính cùng hình thức kỷ luật thì cho đến nay vẫn là “xử lý nội bộ” hay vì lý do "ABCD" nào đó, chưa có thông tin những vị đó là ai, sử dụng bằng vào mục đích cụ thể nào?.
Trong vụ án Đại học Đông Đô, Cơ quan điều tra xác định được 210 trường hợp cấp bằng giả trong đó có 76 người đã sử dụng làm nghiên cứu sinh, học thạc sĩ, thi công chức. Có lẽ việc xử lý những người ấy dù không công khai rộng rãi nhưng cơ quan quản lý họ khó có thể nhẹ tay.
Dư luận cũng hi vọng ít ra cũng như thế để pháp luật được thượng tôn và phép nước được tôn trọng. Tuy nhiên thông tin chưa có và xử ra sao số đông chưa biết cũng giảm hẳn tác dụng răn đe!
“Chữa cháy” đã vậy còn “phòng cháy"? Nếu xem bệnh sính bằng cấp, học hàm, học vị và tìm mọi cách kiếm được là “bệnh nan y” thì không nên chỉ xử lý phần ngọn mà vẫn để phần gốc lan tràn. Khi những danh vị và cả hư danh luôn được khoác cho những tấm áo mỹ miều để thành ông nọ, bà kia hay trang hoàng cho hội nghị, tấm danh thiếp thì khó cản người ta đua tranh có được. Càng khó hơn nếu bằng cấp lại là tiêu chí hàng đầu để bổ nhiệm ghế này, ngồi vào chỗ khác. Đó là chưa kể nạn trọng vọng hình thức vẫn còn phổ biến.
Một khi danh xưng tiến sĩ được trả về đúng giá trị thực hay bằng cấp phản ánh đầy đủ thực học chứ không còn là “trang sức” hay công cụ chỉ để tiến thân thì những vụ việc như trên sẽ tự nhiên chấm dứt. Còn vẫn chạy theo đuổi hình bắt bóng, xử việc đã rồi hay giơ cao đánh khẽ, nể nang thân hữu chắc chắn sẽ lại tái diễn nay mai.
“Tiến sĩ cầu lông” không phải trường hợp hiếm hoi, vụ Đại tá quân y bị bẳt cũng chẳng hẳn lần đầu và kiểu như bằng giả Đại học Đông Đô cũng đã quá bung bét. Còn những gì đang, đã và có thể lặp lại như thế mới là điều cần lo và nên chặn. Không chỉ để trong sạch cho học thuật nước nhà và còn bởi tương lai của nền giáo dục, một trong những nền móng chính để quốc gia phát triển lâu bền.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết: Tương lai nào cho những “tiến sĩ cầu lông”?, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.
|
![]() Mấy ngày qua, ồn ào, ầm ĩ, pha lẫn chê bai, dè bỉu xung quanh những luận án tiến sĩ chẳng giúp ích gì cho ... |
![]() Cả tuần qua, dư luận xã hội và truyền thông xôn xao với chủ đề bằng giả ở Trường ĐH Đông Đô. |
![]() 193 trường hợp được cấp bằng không qua đào tạo của ĐH Đông Đô. Vấn đề được nhiều người quan tâm là có nên công ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
