![]() |
Công nhân xếp hàng nhận gạo miễn phí tại sân nhà ở Kim Chung- Đông Anh |
Huyện Đông Anh là một trong những huyện tập trung số lượng công nhân ở Hà Nội với hơn 6000 công nhân. Những ngày qua, khi thực hiện lệnh cách ly toàn xã hội, nhiều công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long – Hà Nội phải ở trong những căn phòng trọ chật chội, thu nhập không đủ chi tiêu. Nhiều công ty tại Khu công nghiệp cho công nhân nghỉ việc tạm thời để phòng tránh dịch hưởng 70% mức lương cơ bản.
Còn đối với nhiều công nhân, trong đợt nghỉ này họ muốn về nhà nhưng không thể về vì dịch, nên họ cố bám trụ lại. Nắm bắt kịp thời được những hoàn cảnh của công nhân, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Đông Anh đã tổ chức phát gạo miễn phí cho công nhân và người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Hàng ngày, công nhân và người lao động khó khăn sẽ được nhận 2kg/người. Và để đảm bảo an toàn cũng như đúng chỉ thị của Chính phủ trong việc phòng chống dịch bệnh Covid-19, công nhân khi đến lấy gạo được đo thân nhiệt, kiểm tra y tế và đứng cách nhau 2m…
![]() |
Công nhân xếp hàng cách nhau 2m để nhận gạo |
Gặp anh Nguyễn Văn Lượng – quê Tuyên Quang làm việc tại công ty Panasonic – Khu công nghiệp Bắc Thăng Long khi đang xếp hàng nhận gạo ở sân khu nhà ở công nhân, Kim Chung, Đông Anh, mới thấy hết được những khó khăn, chật vật của nhiều công nhân làm việc tại đây.
“Dịch bệnh khiến cho cuộc sống của chúng tôi bị xáo trộn nhiều, vợ tôi trước làm ở Samsung mới nghỉ đang chờ việc mới nên dịch bệnh như này lại càng khó khăn hơn. Một mình tôi lại phải lo cho cả gia đình, hơn nữa dịch bệnh như thế này tôi lại không thể về quê. Trước kia khi chưa có dịch thì có nhiều việc nhưng bây giờ hầu như các công ty đều cắt giảm giờ làm nên nó cũng ảnh hưởng nhiều đến thu nhập. Nhận được sự giúp đỡ của chính quyền tại đây, tôi thấy đó là sự động viên, chăm lo kịp thời đến đời sống công nhân lao động…” anh Lượng tâm sự.
Tạm biệt anh Lương tôi đến trò chuyện với chị Lê Thị Dung, công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Chị Dung vừa tan ca làm ở công ty qua đây nhận gạo về nấu cơm chiều. Trong hoàn cảnh này, công nhân ai cũng gặp khó khăn khi nhận được sự quan tâm này chị Dung tỏ ra rất vui.
“Đây là một việc làm ý nghĩa, mọi người cùng nhau chung tay giúp đỡ những người công nhân khó khăn. Dịch bệnh này chúng tôi không được về quê, đời sống thì khó khăn nên khi biết được ở đây phát gạo miễn phí chúng tôi mừng lắm” chị Dung chia sẻ.
![]() |
Công nhân nhận gạo từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 huyện Đông Anh |
Trao đổi với phóng viên, đại diện Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Đông Anh chia sẻ: “Khu công nghiệp Bắc Thăng Long có hơn 6000 công nhân, đời sống của công nhân còn gặp rất nhiều những khó khăn. Để san sẻ những khó khăn đó với công nhân và người lao động khó khăn của huyện trong đợt dịch bệnh Covid-19 này huyện đã tổ chức phát gạo miễn phí cho người dân và công nhân tại sân khu nhà ở công nhân, Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. Với 2kg gạo cho một người/ ngày, chúng tôi mong muốn tất cả công nhân, người dân đều có thể nhận được sự hỗ trợ này”.
Ông cha ta xưa thường nói “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, mỗi túi gạo trong thời gian này thực sự quý đối với người công nhân. Túi gạo dù không nhiều về vật chất nhưng nó là tình đồng bào, là sự san sẻ cùng nhau trong lúc đời sống họ còn khó khăn.
![]() Tính đến 7h sáng ngày 23/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,6 triệu người nhiễm virus ... |
![]() Cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ sẽ “chốt” lại phương án nên hay không nên tiếp tục giãn cách ... |
![]() Quy định đã rõ để nhà của công không thể biến thành “nhà của ông” nếu như chẳng có những biến hóa khôn lường và ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
