![]() |
Công nhân luôn tranh thủ thời gian sau khi tan ca để mua sắm đồ về quê ăn Tết. Ảnh Nguyễn Nga |
Tranh thủ mua sắm Tết
Mới là đầu giờ sáng, nhưng trên tay của nhiều công nhân đã lỉnh kỉnh nhiều thứ đồ như quần áo, hộp bánh, quà đi từ khu chợ ra. Khi được hỏi, chị Thái An chia sẻ: "Chúng tôi vừa mới đi làm về, rồi ghé vào chợ Thủ Đức luôn để mua sắm cho bản thân và gia đình, công nhân như chúng tôi làm gì có thời gian. Tranh thủ thôi. Mỗi lần đi mua một ít, rồi đến ngày về quê nghỉ Tết là vừa đủ”.
Khu chợ đông hơn ngày thường với màu áo xanh quen thuộc của công nhân. Họ thường đi theo nhóm để cùng nhau chọn những món đồ làm quà Tết khi về quê. “Tôi làm việc đến hết ngày 26 là được nghỉ về quê ăn Tết, thời gian làm việc theo ca cũng không cố định nên tranh thủ lúc nào đi lúc đó. Quê tôi ở Kiên Giang, nên thời gian đi đường khá nhiều, về quê xác định dọn dẹp nhà cửa, rồi mua sắm trang trí Tết. Cho nên không có thời gian mua sắm quần áo hay quà cáp, bởi vậy chị em ở xóm trọ rủ nhau đi chợ ngay trên này. Ngoài quần áo, giầy dép, bánh kẹo tôi còn mua được cho ông bà cuốn sổ tử vi năm mới, ông bà tôi thích xem nó lắm”. – Chị Huỳnh Trúc Mai, chia sẻ với PV.
Niều vui khi sắm Tết
Làm công nhân trong các Khu công nghiệp thời gian này, ai cũng bận với việc tăng ca, làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập. Bởi vậy, thời gian rảnh của họ không nhiều. Mặc dù làm việc vất vả nhưng hiện rõ trên khuôn mặt họ là những nụ cười hạnh phúc, rạng rỡ khi chia sẻ về việc sắm Tết cho gia đình, người thân.
![]() |
Những bộ quần áo mới cho con được nữ công nhân lựa chọn rất kỹ lưỡng. Ảnh Nguyễn Nga |
Theo chân chị Nguyễn Thị Nhung (26 tuổi, quê Quảng Bình là Công nhân tại KCN Linh Trung I) đi chợ. Chị đi tìm mua đặc sản của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây. Thấy tôi thắc mắc, chị Nhung cho biết đã 2 năm chưa về quê ăn Tết nên muốn mua đặc sản của thành phố về làm quà. Chị Nhung tâm sự: “Gia đình tôi gồm nhiều thế hệ sống chung, có ông bà, bố mẹ và anh chị em. Tết năm nào cũng thế, nếu không về được quê tôi đều mua quần áo gửi về làm quà, Tết cho ông bà nội, ngoại và bố mẹ, anh em. Năm nay được về ăn Tết, ngoài những món đồ ấy tôi mua thêm bánh kẹo, đặc sản nổi tiếng của Tp. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận để làm quà. Với tôi, tự tay chuẩn bị quà thật tươm tất chính là một cách để thể hiện tình yêu thương của tôi với gia đình”.
Là người đã có gia đình Chị Bùi Thị Trúc Ly (30 tuổi đang làm việc tại Cty tại Khu công nghệ cao quận 9) bộc bạch: “Hôm nay đã là 23 Tết rồi, chỉ làm việc ba ngày nữa là tôi lên đường về quê ăn Tết. Thời gian đi làm khá bận rộn nên tôi tranh thủ để mua sắm, vì đường xa nên chắc chỉ mang được quần áo, giầy dép về cho chồng con và bố mẹ”.
Theo quan sát của PV suốt cả buổi, hầu như công nhân đều chọn mua sắm làm quà cho gia đình mà ít ai quan tâm đến mua sắm cho bản thân. Khi được hỏi thì hầu hết nữ công nhân đều nói rằng, cả năm mới có ngày Tết, tiền thưởng cũng không được nhiều, nhưng họ sẽ tiêu tiền nhiều một chút mà không cần tính toán. Chính vì thế, họ muốn mua sắm cho người thân, bố mẹ, anh chị em, chồng con của mình trước.
Tết cổ truyền là những giây phút thiêng liêng bên gia đình, đó là mong muốn đoàn tụ của tất cả mọi người. Riêng với công nhân xa quê, Tết còn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong tâm trí họ. Với số tiền ít ỏi đi làm được trong một năm họ sẽ sử dụng để mua những món quà về cho người thân. Dù ít, nhưng đó là tấm lòng, tình yêu thương của công nhân xa quê hướng về gia đình của mình.
![]() Chiều 15/1, tại cuộc họp khẩn của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm corona, ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục ... |
![]() Khép lại "giấc mơ" Thường Châu 2 năm trước, chúng ta thua nhưng đó lại là một thất bại cần thiết. |
![]() Sáng nay 15/1, TAND quận Cầu Giấy, Hà Nội đã tuyên phạt 3 bị cáo trong vụ học sinh Trường Gateway tử vong do bị ... |
![]() Mỗi người Việt đều quen với việc thả cá chép vào dịp cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp; nhưng làm như vậy ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
