Ba phút sự thật Lựa chọn và tự trọng của chàng trai 10 năm cõng bạn Thư ngỏ gửi ông Chủ tịch Hà Nội |
![]() |
Việc đổi tên trạm thu phí BOT từng khiến dư luận xôn xao suốt một thời gian. Ảnh: T.N |
Đổi tên xe buýt để làm gì? Việc đổi tên này liên quan tới dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi. Còn trong dự thảo luật sửa để làm gì thì không ai biết. Chỉ biết là với những gì Bộ GTVT đã loay hoay với tên gọi thu phí - thu giá - thu tiền rồi lại quay về thu phí, dư luận không khỏi băn khoăn về việc sửa từ gọt chữ này.
Mà chẳng cần dư luận, ngay trong buổi hội thảo góp ý về dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ của đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM, nhiều sở, ngành đã nói thẳng cần giữ nguyên tên xe buýt thay vì dùng tên mới là “xe khách thành phố”. Các đại biểu cho rằng thuật ngữ này lạ với người dân, không gần gũi với thực tiễn.
Bên cạnh đó, bản thân tên gọi xe buýt đã mang trong mình lịch sử, văn hóa riêng trên toàn cầu. Trong quá trình du nhập vào Việt Nam, xe buýt từ một từ vay mượn đã thành một danh từ mà ai cũng biết và mặc nhiên chấp nhận sự tồn tại của nó. Nội hàm từ xe buýt đã mang đầy đủ lịch sử, văn hóa và nếp nghĩ hành xử mà chính Bộ GTVT đã cất công xây dựng từ rất lâu. Việc xây dựng văn hóa xe buýt đã có những kết quả nhất định. Còn văn hóa “xe khách thành phố” lại là một câu chuyện khác.
Chưa kể, nếu tính cùng kiệt về ngôn ngữ theo cái cách mà Bộ GTVT đang xử lý thì “xe khách đường phố” có số lượng ký tự dài hơn xe buýt. Tức là, biển báo dài hơn, công văn dài hơn, thẻ lên xe dài hơn, văn bản luật dài hơn…
Đúng là chỉ dài thêm vài ký tự thôi quý vị ạ. Nhưng quý vị cứ thử nhân lên với cả triệu thứ in ấn đi kèm quý vị sẽ thấy vài ký tự đó sẽ đội thêm bao nhiêu tiền, bao nhiêu thao tác “rác”. Mà quan trọng, nó vẫn là quá trình dịch từ tiếng Việt ra tiếng Việt. Mọi sự chẳng có gì thay đổi về bản chất!
Đấy là những nhẽ mà tôi cố tham gia cuộc chơi “đuổi hình bắt chữ” với Bộ và thấy rằng dù có sa vào ngôn từ thì việc thay tên cũng không hợp lý. Và thực tế, Bộ có nhiều vấn đề cần làm với xe buýt nhiều hơn là chỉ lo thay tên đổi họ cho loại hình vận tải này.
Xe buýt cũng có những thành tựu nhất định song những tồn tại cần khắc phục cũng không ít. Ví như những than thở về trạm chờ xe buýt nhếch nhác, xe buýt chạy ẩu, xe buýt phun khói đen đặc trên đường, bán hàng rong lộng hành trên xe, thiết kế làn đường ưu tiên chưa thực hợp lý…
Còn xe BRT đã từng được Hà Nội rất kỳ vọng, quý vị không ở trên tuyến đường Kim Mã - Hà Đông sẽ tự hỏi, liệu loại xe này còn hoạt động không? Xin thưa là có. Nhưng những kỳ vọng về việc giải quyết ùn tắc đã không thể xử lý được. Ngược lại, dành riêng 1 làn đường cho 1 loại xe khi loại xe ấy không được người tham gia giao thông hưởng ứng mà họ vẫn đi xe cá nhân khiến tuyến BRT chỉ khiến đường thêm tắc.
Liệt kê ra để thấy, cái người dân cần ở Bộ là cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ của xe buýt, xử lý cho được việc chống ùn tắc bằng phương tiện vận tải công cộng này. Đó là cái lõi, là điều những người đóng thuế mong mỏi. Còn việc “sơn lại” loại hình dịch vụ bằng ngôn từ, tên gọi không hề giải quyết vấn đề gì.
Mà ngược lại, nó chỉ làm người dân hồ nghi vào sự chân thành của Bộ trong việc giải quyết những vấn đề đang tồn tại.
![]() Cuối cùng thì những tranh cãi trái chiều về việc có nên đặc cách vào ĐH Y Hà Nội cho Ngô Minh Hiếu, thí sinh ... |
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 7/10, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 36 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ... |
![]() Tình trạng tự tử trong giới trẻ nước ta không hiếm, trong đó có cả nam thanh niên công nhân. Rắc rối tình cảm, tự ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
